xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Biến đường thành... chợ

Bài và ảnh: Ngọc Mai

Hàng loạt tuyến đường quanh các chợ lớn ở TP HCM từ lâu đã trở thành nơi buôn bán gây kẹt đường, ô nhiễm...

Hầu hết chợ truyền thống đều xây theo quy hoạch nhà lồng ở giữa, xung quanh là khu phố chợ và các đường nội bộ vây quanh. Bên ngoài khu nhà lồng chính là điểm “lý tưởng” cho người dân khắp nơi tụ về buôn bán khiến tiểu thương kinh doanh trong nhà lồng chợ méo mặt.

Vừa bán vừa chạy

Khu vực sau lưng chợ Bình Tây (phường 2, quận 6, TP HCM) là đường Phan Văn Khỏe, trên đó mọc lên hàng loạt ki-ốt tạm bợ bán đủ các mặt hàng nông sản, thực phẩm. Không chỉ vậy, các ki-ốt này còn bày hàng lấn sát mép đường, cản trở xe cộ chở hàng vào chợ gây nên cảnh tắc đường thường xuyên.

Tương tự, trên các tuyến đường Yết Kiêu, Nguyễn Duy Dương (phường 9, quận 5) bao quanh chợ An Đông là hàng loạt gánh hàng rong buôn bán ầm ĩ suốt ngày. Có thể nói, mặt hàng nào trong chợ An Đông có là dọc các tuyến đường này đều bán đủ. Người mua không cần gửi xe, chỉ tấp vào lề đường là có thể mua được từ bó hoa, trái cây đến các loại thực phẩm, nông sản...

Bà Nguyễn Thị T., chuyên bán trái cây trên đường Yết Kiêu, cho hay mặc dù ngồi bán ngoài đường nhưng hằng ngày phải nộp tiền thuê chỗ cho chủ nhà có hè đường phía sau. “Sáng nào, mấy ổng (lực lượng trật tự - PV) cũng đi dẹp, thấy họ đến là tụi tôi gánh đồ chạy hoặc ép sát vô trước cửa nhà, chờ họ đi khỏi bày ra bán tiếp” - bà T. nói.

Chợ Phạm Văn Hai (quận Tân Bình) cũng bị bao vây bởi các chợ tạm trên 3 tuyến đường: Tân Sơn Hòa, Dương Vân Nga và Đinh Điền. Ông Trần Hạ, một cư dân có nhà trên đường Tân Sơn Hòa, cho biết gia đình ông không có đường vào nhà bất kể buổi sáng hay tối bởi trước cửa nhà lúc nào cũng bị người bán hàng rong lấn chiếm. Cả ngày ồn ào, mùi hôi thối xông lên nồng nặc, chuột bọ bò vào nhà làm ổ... Bao nhiêu lần kiến nghị lên phường nhưng chẳng có kết quả gì. “Muốn thoát nạn chỉ còn cách dời nhà đi nơi khác” - ông Hạ ngao ngán.

Quầy hàng rong lấn chiếm hết đường đi xung quanh chợ Phạm Văn Hai

Quầy hàng rong lấn chiếm hết đường đi xung quanh chợ Phạm Văn Hai

Đóng tiền hằng ngày

Có mặt tại chợ Phạm Thế Hiển (phường 4, quận 8), chúng tôi chứng kiến tình trạng buôn bán xung quanh nhà lồng chợ rất tấp nập. Người bán dọn hàng ngay bên vỉa hè chung cư Phạm Thế Hiển. Dọc tuyến đường Đào Cam Mộc sát đó, từ lâu đã hình thành khu chợ nhộn nhịp người mua kẻ bán; nước rửa rau, rửa cá đổ lênh láng trên mặt đường, bốc mùi tanh tưởi.

Chị Thanh B., bán rau tại khu vực này, chia sẻ: “Mỗi người đều phải nộp tiền thuê vỉa hè cho những hộ dân có mặt tiền tiếp giáp với khu phố chợ. Ngoài ra, họ còn phải nộp thuế hoa chi cho phường 5.000 đồng/ngày, cho cò 10.000 đồng/ngày... tổng cộng khoảng 1 triệu đồng/tháng thì mới được yên ổn buôn bán. Vào buổi sáng hoặc những ngày có “chiến dịch” phải ngồi gọn vào trong, còn lại thì mặc sức bành trướng ra tận giữa tim đường cũng chẳng sao”.

Cách chợ Phạm Thế Hiển không xa là chợ Rạch Ông. Quanh chợ là hàng loạt chung cư cũ nằm trong các con hẻm của đường Dương Bá Trạc và đường Nguyễn Thị Tần. Khác với cảnh buôn bán ế ẩm của tiểu thương trong nhà lồng chợ, phía bên ngoài, len sâu vào các hẻm nhỏ là chợ tự phát với tên gọi chợ Đà Lạt.

Theo các tiểu thương, trước đây khu vực này nổi tiếng vì chuyên bán hoa từ Đà Lạt chuyển xuống. Chẳng biết chợ này có từ bao giờ nhưng với các bà nội trợ thì rất quen thuộc bởi hàng hóa rẻ hơn trong chợ từ 5% - 10% lại không cần gửi xe vẫn mua được hàng. Buổi chiều, khi nhà lồng chợ thưa vắng, tiểu thương đóng quầy nghỉ sớm thì chợ Đà Lạt vẫn hoạt động đến tận khuya. Theo các tiểu thương trong khu vực, sở dĩ họ buôn bán thoải mái là nhờ “được” đóng tiền thuế hoa chi mỗi ngày cho phường nên rất yên tâm.

 

Dẹp không nổi chợ lề đường

Ông Thái Bình Sơn, Phó trưởng Ban Quản lý điều hành chợ Phạm Văn Hai, cho biết buôn bán ngoài đường, tiểu thương chẳng những không phải đóng tiền thuê sạp và các loại thuế theo quy định mà họ có thể lấy nguồn hàng không đạt chất lượng. Tình trạng cân thiếu để lừa người tiêu dùng khá phổ biến nhưng không bị cơ quan chức năng kiểm tra, xử lý. Mặc dù ban quản lý chợ đã nhiều lần kiến nghị lên quận, rồi lực lượng trật tự địa phương cũng ra tay dẹp nhưng chỉ một thời gian ngắn là họ lại tràn ra buôn bán như cũ. Hiện nay, tình trạng này đã khiến lượng khách mua bán trong nhà lồng chợ giảm đến 50%.

 

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo