xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Bỗng dưng mang tiếng xấu trên mạng xã hội: Thế giới ảo vẫn luôn cần ứng xử văn minh

PHẠM DŨNG

Đưa tin cần có kiểm chứng nhằm tạo sự thấu hiểu về các chia sẻ hay phản ánh thực trạng xã hội dựa trên sự thật

PGS-TS Trương Văn Vỹ, giảng viên Khoa Xã hội học Tội phạm Trường ĐH Khoa học Xã hội và Nhân văn TP HCM, cho biết theo thống kê từ datareportal.com, tính đến đầu năm 2019, dân số Việt Nam đạt mốc xấp xỉ 97 triệu dân thì có đến 58 triệu người dùng mạng xã hội (MXH) trên thiết bị di động.

Đẩy mạnh tuyên truyền, vận dụng pháp luật

Người dùng Việt Nam dành trung bình 6 giờ 42 phút mỗi ngày để tham gia các hoạt động liên quan đến internet, dùng trung bình 2 giờ 32 phút để tham gia MXH, 2 giờ 31 phút để xem các stream hoặc các video trực tuyến và dùng 1 giờ 11 phút để nghe nhạc. 94% người Việt Nam sử dụng internet hằng ngày. Theo các nghiên cứu thì tỉ lệ thông tin nói xấu, phỉ báng, vu khống, bịa đặt, kỳ thị dân tộc, kỳ thị giới tính, kỳ thị người khuyết tật… khá cao.

"Trong xã hội hiện đại, MXH tạo cơ hội để con người có thể chia sẻ những gì mình nghĩ, mình thích. Đặc biệt, với công nghệ hiện đại, nhiều tin giả được tạo ra như là thật về hình ảnh, âm thanh... Vì vậy, người tiếp nhận thông tin cần bình tĩnh, đừng nên tin ngay. Về mặt quản lý nhà nước, Luật An ninh mạng đã có hiệu lực nên bên cạnh tuyên truyền, cần mạnh tay kiểm soát, chế tài người vi phạm" - PGS-TS Trương Văn Vỹ nêu ý kiến.

Luật sư Lê Nguyễn Quỳnh Thi (Đoàn Luật sư TP HCM) cho rằng thông tin trên mạng như một "mê hồn trận", không thiếu những thông tin được dựng lên để triệt hạ đối thủ, người dùng không tỉnh táo sẽ dễ dàng "sập bẫy".

"Hiện nay, Trung tâm Quốc gia về giám sát an toàn thông tin trên không gian mạng mới đi vào hoạt động, có thể "đọc" được 100 triệu tin/ngày; điều này giúp phân loại, đánh giá những thông tin xấu, độc một cách khách quan nhằm can thiệp kịp thời. Hy vọng sẽ giảm đáng kể tình trạng lợi dụng MXH để nói xấu, vu khống, lừa đảo… Tuy nhiên, cơ quan quản lý cũng cần phối hợp với các MXH nước ngoài như Facebook, Google để xử lý những tài khoản vi phạm. Đồng thời, có nhiều biện pháp tuyên truyền đến người dân, giáo dục trẻ em về ứng xử văn minh trên MXH. Nếu biết thông tin không chính xác, người dùng MXH cần báo cáo ngay. Đó cũng là cách ứng xử văn minh, có văn hóa cũng như góp phần làm sạch thông tin trên MXH" - luật sư Quỳnh Thi nói.

Bỗng dưng mang tiếng xấu trên mạng xã hội: Thế giới ảo vẫn luôn cần ứng xử văn minh - Ảnh 1.

Nhóm đòi nợ ghép hình con nợ “ngồi trên bàn thờ” tung lên mạng. (Ảnh chụp trên mạng xã hội)

Tạo sự thấu hiểu

Thạc sĩ Bùi Việt Thành, giảng viên Khoa Văn hóa học Trường ĐH Khoa học Xã hội và Nhân văn TP HCM, nhìn nhận MXH ngày càng xa rời với tôn chỉ ban đầu, tạo ra các rắc rối, thậm chí tác động gây chết người, đánh mất sự gần gũi giữa con người với nhau. Thực tế, MXH ngày càng trở nên hung hãn khi tạo cho người dùng ảo tưởng quyền lực, khiến họ tự thấy mình là thám tử, quan tòa, người phán xử nhân danh đạo đức, bất chấp những gì luật pháp quy định.

"MXH dựa vào nền tảng tương hỗ, đưa con người lại gần nhau, tạo nên lối hành xử mang tính nhân văn; nơi kết thân, trao đổi, chia sẻ nhằm vượt qua rào cản xã hội, địa lý đối với con người. Tuy nhiên, người dùng đang hiểu MXH là nơi của tự do. Thay vì chia sẻ quan điểm về đời sống cá nhân hay văn hóa, lịch sử, họ dần chuyển hướng sang đưa tin như một kênh chính thức và mong muốn kiểm soát, định hướng thông tin theo cách có lợi nhất, bất chấp sự thật và việc làm đó gây tội ác. Hệ quả là văn hóa giao tiếp liên cá nhân bị phá bỏ, thay vào đó là truyền tin một chiều và ai nắm, chuyển thông tin nhanh nhất thì có quyền lực. Nhiều thông tin sai lệch đưa ra không những ảnh hưởng đến đời sống cá nhân mà còn khiến cả gia đình và cộng đồng nơi cá nhân đó đang sinh sống bị vạ lây" - thạc sĩ Bùi Việt Thành phân tích.

Ông Bùi Việt Thành cho rằng muốn hạn chế việc đưa tin thiếu chính xác, gây ảnh hưởng đến đời sống cá nhân thì các cơ quan truyền thông, công an, trường học cần chung tay tuyên truyền, xác định vai trò, trách nhiệm, tự do cá nhân, các rủi ro gặp phải…, từ đó định hướng quyền được đưa tin dựa trên khuôn khổ pháp luật quy định. Đưa tin phải có kiểm chứng nhằm tạo sự thấu hiểu về các chia sẻ hay phản ánh thực trạng xã hội dựa trên sự thật. 

Theo luật sư Đổng Mây Hồng Trúng (Đoàn Luật sư TP HCM), cơ quan truyền thông cần thường xuyên tuyên truyền pháp luật, trong đó có việc ứng xử văn minh trên mạng xã hội để người dân ý thức trách nhiệm về việc làm của mình.
Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo