xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Bỗng nhiên được "phó thác" 2 triệu đô la nếu đồng ý nhận

TUẤN ANH

(NLĐO)- Có ít nhất 3 vấn đề cần được giải đáp đằng sau câu chuyện này...

22 giờ 14 đêm 15-3, vừa xong việc, tôi mở điện thoại thư giãn. Kiểm tra facebook, một tin nhắn gây chú ý: "Cảm ơn vì đã chấp nhận yêu cầu kết bạn của tôi. Tên tôi là Babacar Honor. Tôi đến từ Indonesia. Nhưng chồng tôi đến từ Hà Nội và chúng tôi sống ở Vương quốc Anh, xin lỗi tôi viết ngôn ngữ không tốt vì tôi vẫn đang học ngôn ngữ. Tôi đã xem qua hồ sơ của bạn và nhận thấy rằng bạn là người có trách nhiệm và muốn thảo luận một số vấn đề cấp bách với bạn".

Cảm giác là việc quan trọng, tôi nhắn lại: "Tôi sẵn sàng nghe bạn nói"

Bỗng nhiên được phó thác 2 triệu đô la nếu đồng ý nhận - Ảnh 1.

Đoạn trò chuyện với tài khoản Babacar Honor

Chưa tới giây thứ 6, "một cục" thông tin 345 chữ được phía bên kia đẩy lên cửa sổ trò chuyện, ngôn ngữ khá mạch lạc theo văn phong tiểu thuyết: "Cảm ơn bạn đã phản hồi. Tôi đến từ Indonesia nhưng chúng tôi sống ở Vương quốc Anh...

Tôi mất chồng vào ngày 16 tháng 8 năm 2020. Trong khi đó, tôi đã phải chống chọi với căn bệnh ung thư trong một thời gian dài và bác sĩ cho biết rằng giai đoạn hiện tại là không thể kiểm soát được và tôi chỉ còn sống được vài tháng nữa.

Trước khi chồng tôi qua đời, anh ấy có một hợp đồng làm việc với chính phủ Anh trị giá 4,7 triệu đô la, nhưng cái chết đã mang anh ấy đi trước khi tiền được gửi vào tài khoản ngân hàng của tôi, chồng tôi là một nhà từ thiện trước khi anh ấy qua đời, anh ấy cũng khuyến khích tôi làm giúp đỡ những người dân nghèo, bởi vì từ khi cưới nhau chúng tôi không thể có con.

Vì tình trạng sức khỏe của mình, tôi đã gửi hai triệu đô la về quê hương của mình và gửi 700.000 đô la để mua thuốc của tôi

Tôi muốn gửi 2 triệu đô la còn lại cho bạn để bạn giúp tôi trao nó cho những người nghèo và những người góa bụa ở đất nước của bạn theo lời dặn của người chồng quá cố của tôi vì chúng tôi không có con để thừa kế số tiền này tiền.

Vui lòng không phân biệt tôn giáo, chủng tộc, sắc tộc khi xử lý Quê hương (Indonesia) này và đã gửi 700.000 đô la cho bệnh viện. Cố gắng trả lời tôi ngay lập tức để biết thêm thông tin.

Xin Chúa ban phước lành cho bạn và gia đình, tôi rất muốn nói chuyện điện thoại với bạn, nhưng vấn đề là tôi không biết ngôn ngữ và không thể nói tốt vì đau, xin hãy giữ bí mật thông tin này, đừng bao giờ nói với bất kỳ ai về việc này, số tiền này hoàn toàn vì lý do an ninh".

Kèm theo câu chuyện trên là hình ảnh một phụ nữ đáng thương đang được chăm sóc đặc biệt bởi các bác sĩ. Nhận thấy bất thường, tôi nhắn lại: "Hoàn cảnh của bạn thật đáng thương, nghĩa cử của bạn rất đáng ngưỡng mộ. 2 triệu đô la ấy vô cùng đáng giá. Nhưng đáng tiếc, tôi không đáng được tin tưởng. Bạn hãy chọn người xứng đáng hơn. Cảm ơn bạn".

Rồi cũng gần như ngay lập tức, số lượng chữ lên tới trên 500 tiếp tục đổ vào cửa sổ, vẫn lặp lại những lời kể lể về số phận và "phó thác" số tiền lớn cho tôi.

"…tôi xây dựng bản thân bằng sự tin tưởng và thấu hiểu. Ngày đầu tiên xem trang cá nhân của bạn, tôi đã biết bạn là một người tốt bụng và tốt bụng nên tôi đã lấy hết can đảm để chia sẻ câu chuyện cuộc đời mình với bạn và mong nhận được sự ủng hộ của bạn. Tôi không cần gặp bạn… sự xuất hiện của bạn mô tả tất cả mọi thứ về bạn" - "góa phụ mang trọng bệnh" tiếp tục gửi gắm...

Chỉ đến khi nhận được trả lời "tôi rất chia sẻ với bạn, nhưng xin lỗi vì tôi không thể", tài khoản này mới đáp lại bằng "ok" rồi không tiếp tục than vãn nữa…

Đây ít nhất là lần thứ 3 tôi nghe lại câu chuyện cùng những hình ảnh như vậy, nhưng là ở các tài khoản facebook khác nhau, nickname khác nhau và thông tin về quốc gia khác nhau.

Bỗng nhiên được phó thác 2 triệu đô la nếu đồng ý nhận - Ảnh 2.

Câu chuyện dù được kể "nhanh như chớp" nhưng văn phong khá mạch lạc

Nhiều năm trước, báo chí liên tục đưa tin những trường hợp bị lừa đảo cay đắng. Kịch bản chung đó là nạn nhân được hứa chuyển lượng tiền lớn, tiếp đó, một số điện thoại giả danh nhân viên hàng không nói phát hiện trong hàng gửi về có tiền, hàng trái quy định, yêu cầu muốn được lấy hàng thì phải đóng phạt cả trăm triệu đồng. Nạn nhân nghe theo, chuyển khoản "đóng phạt" và… mất.

Câu hỏi đặt ra là bên cạnh việc tiếp nhận từ truyền thông các chuẩn mực tương tác trên mạng xã hội, người dùng mạng cần tự trang bị những kỹ năng gì để "đề kháng" với những đối tượng lừa đảo đánh vào sự nhẹ dạ?

Cùng với việc chuẩn hóa thông tin trên thuê bao điện thoại đang được Bộ TT&TT triển khai quyết liệt, có cách nào để áp dụng điều này với các tài khoản mạng xã hội không?

Cuối cùng, hình thức lừa đảo tưởng như đã "lạc hậu", nay có dấu hiệu quay trở lại. Vậy để vô hiệu hóa hẳn chúng thì ngoài cảnh báo đến người dân, cơ quan chức năng đã có những biện pháp gì để tấn công hẳn vào sào huyệt tội phạm này nói riêng, tội phạm công nghệ cao nói chung, qua đó, xóa nguy cơ từ gốc rễ?

Tôi cho rằng các giải pháp đưa ra từ việc trả lời 3 câu hỏi trên chính là góp phần lớn để môi trường mạng "trong, xanh và sạch".

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo