Giáo viên Trường THPT Lê Quý Đôn hướng dẫn học sinh lớp 12 làm hồ sơ thi vào ĐH, CĐ năm 2009. Ảnh: N.HỮU
Theo quy định tại Điều 25 Nghị định 35/2005/NĐ-CP ngày 17-3-2005 của Chính phủ “về xử lý kỷ luật cán bộ, công chức”, hình thức kỷ luật buộc thôi việc chỉ được áp dụng với cán bộ, công chức khi đương sự đang bị tòa án phạt tù giam hoặc thuộc một trong các trường hợp như sau:
a) Đang trong thời gian thi hành một trong các hình thức kỷ luật hạ ngạch, cách chức mà tái phạm hoặc tiếp tục vi phạm kỷ luật.
b) Có hành vi vi phạm lần đầu nhưng tính chất và mức độ vi phạm rất nghiêm trọng, không còn xứng đáng đứng trong đội ngũ cán bộ, công chức.
c) Sử dụng văn bằng, chứng chỉ không hợp pháp để được tuyển dụng vào cơ quan, tổ chức, đơn vị của nhà nước.
d) Nghiện ma túy.
đ) Tự ý bỏ việc và đã được cơ quan, tổ chức, đơn vị gửi giấy gọi 3 lần mà không đến.
Hành vi phạt học sinh “thụt dầu” của thầy Bình không thể thuộc một trong những trường hợp như: đang bị tòa án phạt tù giam hoặc đang trong thời gian thi hành một trong các hình thức kỷ luật hạ ngạch, cách chức mà tái phạm hoặc tiếp tục vi phạm kỷ luật hoặc sử dụng văn bằng, chứng chỉ không hợp pháp để được tuyển dụng vào cơ quan, tổ chức, đơn vị của Nhà nước hoặc nghiện ma túy hoặc tự ý bỏ việc và đã được cơ quan, tổ chức, đơn vị gửi giấy gọi 3 lần mà không đến. Vì vậy, vấn đề đặt ra là hành vi phạt học sinh “thụt dầu” của thầy Bình có được xem là “có hành vi vi phạm lần đầu nhưng tính chất và mức độ vi phạm rất nghiêm trọng, không còn xứng đáng đứng trong đội ngũ cán bộ, công chức” hay không? Theo quy định tại khoản 5, mục 5, phần II, Thông tư 03/2006/TT-BNV ngày 8-2-2006 của Bộ Nội vụ hướng dẫn thi hành một số điều của Nghị định số 35/2005/NĐ-CP thì để bị xem là vi phạm pháp luật nghiêm trọng, hành vi này phải thể hiện ở các vi phạm:
“5.5.1. Lợi dụng chức vụ, quyền hạn được giao để vi phạm những điều cán bộ, công chức không được làm quy định tại Pháp lệnh Cán bộ, công chức.
5.5.2. Lợi dụng chức vụ, quyền hạn để ban hành các quyết định gây ảnh hưởng xấu đến lợi ích của Nhà nước, cơ quan, tổ chức, đơn vị.
5.5.3. Lợi dụng chức vụ, quyền hạn để giải quyết công việc nhằm vụ lợi.
5.5.4. Sử dụng chức vụ, quyền hạn được giao để chia rẽ, gây mất đoàn kết trong cơ quan, tổ chức, đơn vị đến mức nghiêm trọng.
5.5.5. Sử dụng văn bằng, chứng chỉ không hợp pháp đưa vào hồ sơ cá nhân để được bổ nhiệm vào chức vụ lãnh đạo.
5.5.6. Lợi dụng chức vụ, quyền hạn của mình để ra các văn bằng, chứng chỉ không hợp pháp hoặc ra quyết định cấp phát văn bằng, chứng chỉ trái với quy định của pháp luật gây hậu quả nghiêm trọng”.
Từ những phân tích trên cho thấy, hành vi phạt học sinh “thụt dầu” của thầy Bình tuy phản giáo dục nhưng không thể được coi là “hành vi vi phạm lần đầu nhưng tính chất và mức độ vi phạm rất nghiêm trọng, không còn xứng đáng đứng trong đội ngũ cán bộ, công chức”. Vì vậy, việc áp dụng hình thức xử lý kỷ luật buộc thôi việc đối với thầy Bình là không phù hợp với các quy định của pháp luật (không đạt lý) đồng thời cũng chưa thấu tình. Thiết nghĩ, cần phải cân nhắc kỹ càng khi áp dụng hình thức kỷ luật này sao cho thấu tình, đạt lý.
Thầy Bình không có ý xấu
Trong vụ việc xảy ra ở Trường THPT Lê Quý Đôn, thầy Bình hoàn toàn không có ý làm tổn hại đến sức khỏe của học sinh Tuấn. Hình phạt của thầy xuất phát từ việc muốn giáo dục và răn đe các hành vi gây ảnh hưởng đến tiết học. Thầy Bình bị hội đồng kỷ luật Trường THPT Lê Quý Đôn đề nghị buộc thôi việc là quá nặng. Nguyễn Ngọc Thiên Phúc (TPHCM) |
Bình luận (0)