xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Cả xã hội cùng vào cuộc

Nguyễn Hoàng Chương

Hoàn toàn có thể nắm được số lượng khách để tính toán đầu phương tiện, làm chủ tình hình nếu cơ quan chức năng, chính quyền địa phương, cảnh sát giao thông, người có nhu cầu về quê ăn Tết có kế hoạch chuẩn bị

Ngày Tết, công nhân, người lao động (NLĐ) phải đi làm ăn xa; sinh viên đang học hoặc đã tốt nghiệp ở lại các TP lớn làm việc đều mong về quê để sum vầy với gia đình. Lượng khách ở thời điểm cận kề trước và sau Tết tăng vọt là điều dễ hiểu. Tôi xin đề xuất một số nhóm giải pháp như sau:

1. Với cơ quan chức năng: Hoàn toàn có thể nắm được số lượng khách vì hằng năm đến Tết là lặp lại, từ đó tính toán đầu phương tiện thích hợp cùng số ghế cho khách đi trên mỗi chuyến. Nếu thiếu phương tiện, có thể huy động của tư nhân, tất nhiên phải tính toán đến lợi nhuận cho họ một cách thỏa đáng; phối hợp để có thể sử dụng phương tiện vận tải của các ngành khác, cả với công an, quốc phòng bởi nhiều phương tiện, ngày Tết chỉ nằm ở nhà xe cơ quan. Nếu được, hợp đồng với các cơ quan này vào quý III hằng năm.

Ngoài hình thức bán vé qua mạng, bán trực tiếp tại phòng vé thì có thể bán thẳng cho cơ quan, nhà máy, xí nghiệp... (với công chức, viên chức, người lao động) và địa phương (với người dân, NLĐ tự do). Cuối quý III có văn bản hướng dẫn, nhận đăng ký nhu cầu qua email, kiểm tra và chuyển vé cũng bằng đường email trong quý IV. Công bố công khai, có sự giám sát của các cơ quan hữu quan về lượng vé khách đăng ký mua, phương án bán vé, lượng vé bán ra mỗi ngày...

Dĩ nhiên, những thời điểm “vàng” sẽ có nhiều người đăng ký, lúc đó cho họ được lựa chọn ngẫu nhiên.

 


Hành khách xếp hàng tại Bến xe Miền Đông (TP HCM) mua vé về quê trong dịp Tết Nguyên đán năm 2015Ảnh: Gia Minh

Hành khách xếp hàng tại Bến xe Miền Đông (TP HCM) mua vé về quê trong dịp Tết Nguyên đán năm 2015Ảnh: Gia Minh

 

2. Với chính quyền địa phương, lực lượng cảnh sát giao thông: Phối hợp tăng cường tuần tra kiểm soát thường xuyên, có thể mở rộng để sử dụng thêm người của lực lượng dân phòng, tình nguyện viên nhằm bảo đảm an toàn tại các bến, bãi và trên đường đi. Những điểm đen về giao thông cần được cơ quan chức năng, camera giám sát 24/24. Phạt thật nặng, xử lý nghiêm những trường hợp vi phạm. Mở đường dây nóng, công bố số điện thoại từ bộ, ngành xuống đến chính quyền tỉnh, TP và cơ sở để nhận phản ánh của người dân và xử lý nhanh chóng.

Cấp ủy, chính quyền địa phương nơi có nhà ga, bến xe, tỉnh lộ - quốc lộ đi qua cần tuyên truyền, vận động, giám sát bảo đảm không để tình trạng phe vé, nhồi nhét, phóng nhanh, vượt ẩu. Để tai nạn xảy ra cần quy trách nhiệm cho người đứng đầu cấp ủy, chính quyền địa phương.

Các công ty, hợp tác xã, tư nhân có phương tiện hoạt động phục vụ giao thông ngày Tết cần cam kết nếu để xảy ra các hiện tượng tiêu cực sẽ chịu chế tài thật nặng. Công chức, viên chức, NLĐ khó khăn, người nghèo ở địa phương cần được ưu tiên mua vé trước nếu có nhu cầu về quê ăn Tết. Bến tàu, xe tăng cường các phương tiện phục vụ như ghế ngồi, nước uống, xem phim, sách báo cho hành khách khi ngồi chờ nhằm tạo tâm trạng thoải mái.

3. Với người có nhu cầu về quê trong dịp Tết: Sớm có kế hoạch thời gian, lựa chọn những thời điểm không quá căng thẳng về vé. Vài năm về một lần, có thể xin phép được về sớm, vào muộn một vài ngày. Kịp thời phản ánh với các số điện thoại nóng để nhận được sự trợ giúp kịp thời.

 

Anh Lê Xuân Giang (ngụ quận Phú Nhuận, TP HCM):

Giải quyết triệt để xe “dù”, bến “cóc”

Theo tôi, TP cần có chính sách đối với những NLĐ nhập cư, chẳng hạn như sắp xếp thời gian nghỉ Tết, chia nhỏ lượng người để tránh đổ dồn vào một thời điểm về quê.

Ngoài ra, cần xử lý triệt để tình trạng xe “dù”, có như vậy mới giảm được việc hành khách bị nhồi nhét, ép giá... Thực tế, nhiều doanh nghiệp hoạt động ngoài bến dưới dạng xe hợp đồng, du lịch tăng giá vô chừng khiến nhiều hãng xe trong bến cạnh tranh không lại, rút dần ra ngoài để kinh doanh trong mùa Tết và đối tượng chịu thiệt thòi vẫn là hành khách. Muốn giải quyết triệt để xe “dù”, bến “cóc”, lực lượng CSGT, Thanh tra Sở Giao thông Vận tải và chính quyền địa phương phải thường xuyên kiểm tra, siết chặt xe “dù” núp bóng xe hợp đồng, du lịch. Chỉ khi cơ quan chức năng thực sự làm việc, nạn “cò” vé làm khó người mua vé, nhà xe tăng giá vé cũng như tình trạng hành khách bị nhồi nhét, lừa gạt sẽ không còn.

Bên cạnh đó, để thuận lợi cho hành khách đặt vé, các hãng xe nên thông tin cụ thể và cập nhật thường xuyên trên mạng về thời gian, hành trình của từng xe, tuyến nào còn, tuyến nào hết…

 

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo