xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Cần "luật hóa" cụ thể việc lắp camera

Phạm Nguyễn Quỳnh Thư

Báo Người Lao Động ngày 26-9 có đăng bài "Mệt mỏi vì bị camera hàng xóm giám sát" đã nói hộ bức xúc của nhiều người đang là nạn nhân bị camera an ninh của láng giềng chĩa vào nhà.

Hiện nay, đời sống đô thị phức tạp, việc người dân lắp camera trong nhà để theo dõi trộm cắp, bảo vệ tài sản khá phổ biến và đó là quyền của chủ nhà, không bị pháp luật cấm. Lắp camera ở trước cửa nhà, do khu phố chật hẹp nên vô tình camera chĩa sang nhà hàng xóm cũng không phải là hành vi bị pháp luật cấm.

Tuy nhiên, nếu việc lắp đặt camera chĩa sang nhà hàng xóm nhằm mục đích theo dõi sinh hoạt nhà người khác, phát tán lên mạng những hình ảnh ghi lại được hoặc dùng vào những hoạt động khác thì xét về khía cạnh pháp luật dân sự là vi phạm pháp luật, vi phạm quyền được bảo vệ đời tư. Lúc đó, nạn nhân có thể yêu cầu cơ quan quản lý địa phương buộc gia đình lắp camera phải điều chỉnh hoặc tháo dỡ hoặc có thể khởi kiện ra tòa án yêu cầu chấm dứt hành vi xâm phạm. Trường hợp gây thiệt hại, có thể yêu cầu bồi thường theo quy định. Có điều để chứng minh động cơ, mục đích của "đối tượng" là cả một câu chuyện dài, mất thời gian và dễ làm nản lòng những ai có ý định đáo tụng đình.

Hiện nay chưa có quy định xử lý hành vi lắp camera chĩa sang nhà hàng xóm nhưng trước thực tế ngày càng có nhiều gia đình lắp camera thì rất cần có quy định cụ thể về việc lắp camera như thế nào, cũng như bổ sung thêm quy định các cơ quan chức năng như UBND phường, xã, cơ quan quản lý về xây dựng có quyền yêu cầu tháo gỡ, xử phạt hành chính nếu ai đó đặt camera hướng vào nhà hàng xóm và làm nạn nhân thấy bất an, có chứng cứ cho rằng bị xâm phạm đời tư. Bởi ngoài việc nạn nhân có cảm giác bị làm phiền vì đời tư bị xâm phạm, không loại trừ việc các đối tượng xấu lợi dụng những chiếc camera để quay lén, theo dõi nhà hàng xóm, từ đó làm điều sai trái khi chủ nhà đi vắng.

Trong thời gian chờ ban hành quy định, các cơ quan có thẩm quyền quản lý cần giải quyết những khiếu nại của người dân liên quan đến vấn đề này một cách có trách nhiệm và thỏa đáng. Không thể để đến khi người dân bị thiệt hại hoặc sự việc dẫn đến mâu thuẫn, xô xát gây thương tích mới xử lý. Trách nhiệm của cơ quan quản lý không phải chỉ giải quyết hậu quả đã xảy ra mà còn bao gồm cả việc ngăn chặn, đề phòng hành vi vi phạm pháp luật.


Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo