Trên cơ sở thông tin khai báo của người bệnh, "bác sĩ ảo" sẽ bắt bệnh, kê toa thuốc; người bệnh chỉ cần đến các nhà thuốc mua về nhà điều trị.
Trong khi đó, "bác sĩ ảo" chưa chắc được đào tạo bài bản, có khi chỉ là những người của các hãng thuốc nên đa phần kê thực phẩm chức năng của hãng.
Hơn nữa, việc tư vấn của họ là miễn phí. Khi có vấn đề gì xảy ra, họ không chịu trách nhiệm.
Ngoài ra, trên mạng còn xuất hiện dày đặc hiện tượng các "lang băm" quảng cáo khám chữa bệnh bằng những bài thuốc "bí truyền", "thần dược". Chỉ cần đặt thuốc, thầy lang sẽ gửi ngay mà không cần qua các bước thăm khám.
Cơ thể người không ai giống ai, bệnh lý cũng vậy, cùng một triệu chứng nhưng có thể lại là do những bệnh lý khác nhau nên phương pháp điều trị cũng khác nhau. Việc áp dụng một toa thuốc chung cho tất cả là điều phản khoa học, chỉ khiến bệnh nặng thêm.
Vì thế, trước việc tồn tại các trang web tư vấn, khám chữa bệnh, rất cần sự vào cuộc của các cơ quan chức năng để quản lý nhằm góp phần bảo đảm sức khỏe cho người dân.
Bình luận (0)