xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Chạy công chức: Xã hội gánh hậu quả

Phạm Hồ

(NLĐ) - Một công nhân tồi thì doanh nghiệp bị thiệt hại, một công chức tồi thì người dân phải lãnh hậu quả. Điều này sẽ làm xói mòn lòng tin vào đội ngũ cán bộ nhà nước

Thông tin về việc Ban Thường vụ Huyện ủy Ứng Hòa - Hà Nội vừa kiểm điểm 2 công chức của huyện này ông Đỗ Ngọc Anh, Huyện ủy viên, Trưởng Phòng GD-ĐT huyện Ứng Hòa và ông Nguyễn Đức Bình, trưởng Phòng Nội vụ huyện Ứng Hòa về việc đã nâng điểm cho thí sinh dự thi công chức của huyện này năm 2012 đã phần nào chứng minh được dư luận về việc “chạy” công chức là có cơ sở.

Vi phạm thì tiếp tục làm... cán bộ

Vấn đề rất nhiều bạn đọc thắc mắc là xử lý 2 cán bộ này như thế nào? Sự việc đã xảy ra 2 tháng nhưng đến nay chỉ mới được báo cáo lên Thanh tra Sở Nội vụ Hà Nội.

Trước việc ông Đỗ Ngọc Anh chỉ bị giáng chức làm... Phó Phòng GD-ĐT và ông Nguyễn Đức Bình về làm... chủ tịch xã, bạn đọc Hoàng Lâm, mỉa mai: “Cán bộ vi phạm thì bị chuyển làm... cán bộ. Người dân ăn trộm con gà, con lợn thì bị phạt tù còn cán bộ tự ý nâng điểm thi công chức thì xử lý nhẹ hều vậy thì làm sao người dân phục”.
img
Người dân luôn kỳ vọng vào bộ máy công chức có tâm, có tài. (Ảnh chỉ có tính chất minh họa)
 
Bạn đọc Nguyên Giang, cho biết: “Thi công chức là kỳ thi tuyển người vào làm việc trong bộ máy công quyền. Tại sao không xử lý đến nơi đến chốn người vi phạm. Nếu là người thân của ông trưởng phòng thì ông không được tham gia vào kỳ thi đó, còn nếu không phải là người thân thì chỉ có thể là nhận hối lộ. Không thể có chuyện chỉ hạ chức xuống phó phòng, cũng không thể kỷ luật bằng cách đưa xuống làm chủ tịch xã. Làm thế này thì Phó phòng GD-ĐT và chủ tịch xã là những người tư cách kém hay sao?”.

Cùng tâm trạng bức xúc về việc giáng chức 2 cán bộ trên, bạn đọc tên Mai thẳng thắn: “Cần truy tố chứ đừng lúc nào cũng cảnh cáo, giáng chức, chuyển công tác thì không đủ sức răn đe. Vấn đề nhận tiền, quà chạy công chức rất phổ biến, nếu điều tra thì nên điều tra tất cả các tỉnh trong cả nước và xử lý nghiêm thì đó mới là khách quan”.

Bạn đọc Hai Nhách đặt câu hỏi: “Tội mua quan bán chức mà chỉ bị cảnh cáo thôi sao? Thảo nào, chống tham nhũng kém hiệu quả!”. Còn bạn đọc Nguyễn Văn Tuyên, nói: “Ngoài huyện Ứng Hòa ra còn các quận, huyện, thị xã nào của Hà Nội chạy chức nữa không ? Không thể điều chuyển công tác hay giáng chức các công chức vi phạm như thế được mà phải truy tố tùy theo mức độ vi phạm để lấy lại lại lòng tin của người dân”.
Đây là hành vi phạm tội

Về vấn đề xử lý những hành vi như trên, bạn đọc Quốc Khánh, cho biết: “Chạy công chức hiện nay đã là hiện tượng phổ biến, không chỉ Hà Nội mà rất nhiều tỉnh, thành khác cũng có. Nay Hà Nội “nổ phát súng” đầu tiên vào loại tội phạm này nhân dân cả nước mong Hà Nội làm đến nơi đến chốn để cả nước học tập. Phải coi đây là tội phạm và nên chuyển cho cơ quan điều tra để khởi tố theo đúng luật”. 
  
Bạn đọc tên Thanh, bày tỏ: “Với việc chạy công chức, người thì cho là tin đồn nhảm, người thì cho đó chỉ là dư luận nhưng tôi nghĩ việc ông Trần Trọng Dực, Chủ nhiệm UB kiểm tra Thành ủy Hà Nội phát biểu như thế thì ông đã có cơ sở chứ không phải chỉ nghe dư luận...”.
img
Người dân xã Quảng Vinh, huyện Quảng Xương, tỉnh Thanh Hóa phải đóng góp thóc để trả
lương cho mấy trăm cán bộ của xã này. Đây là một trong những xã có số cán bộ cao nhất nước  
 
Trước việc các cơ quan chức năng hứa hẹn tìm cụ thể trường hợp chạy công chức, bạn đọc Thanh Hoàng, nói thẳng: “Tại sao công chức có mức lương thấp nhưng ai cũng muốn vào? Con em cán bộ thì gửi gắm, chạy chọt; con em dân thường thì tranh thủ, bon chen... Thoạt nhìn cứ tưởng nhiều người sao mà hăng hái vì dân, vì nước. Thật ra phần lớn công chức làm việc nhàn nhã nhưng “thu nhập” cao lại có cái quyền “ăn trên ngồi trốc” nên mới có việc chạy công chức”.

Bạn đọc này cho biết thêm, chỉ một cán bộ địa chính của một phường ở TPHCM thu nhập hằng tháng cũng đã vài chục triệu. Xây cái nhà thôi thì tiền bồi dưỡng cho mấy anh em địa chính mất vài triệu. Xin giấy phép xây dựng mất thêm vài triệu, hoàn công thêm vài triệu... Cứ nhìn thực tế thì thấy có ông cán bộ nào mà không giàu. Bởi thế, không chỉ “chạy” công chức mà người ta còn “dẫm đạp” nhau để kiếm ghế nữa là đằng khác.

Đồng ý với ý kiến này, nhiều bạn đọc cho rằng: “thôi thì “chạy” là chuyện của mấy ông, nhưng hãy làm việc đàng hoàng cho dân nhờ. Chứ “chạy” rồi về hạch dân ra để lấy lại thì khổ. Vả lại năng lực yếu kém mới “chạy” nên có ra làm công chức thì dân cũng phải gánh hậu quả.
  

Bản chất là mua quan bán chức

Bạn đọc Phạm Tấn Phương phân tích: Xã hội đang tồn tại nhiều vấn đề nhức nhối mà không dẹp bỏ được. Chúng ta quá coi trọng bằng cấp, phân biệt bằng cấp nên trong đội ngũ công chức, bằng cấp thạc sĩ - tiến sĩ quá nhiều nhưng ít có người thực học. Tham nhũng còn nhiều nên mới có việc chạy công chức. Vị trí càng cao phải chạy càng nhiều tiền, nhiều thủ đoạn. Bản chất của việc này chính là mua quan, bán chức và hậu quả là những ngưởi có năng lực nhưng ít thế lực, ít tiền bạc không thể phục vụ cho xã hội. Ngược lại nhiều người bất tài giỏi chạy lại dễ dàng làm việc trong bộ máy công quyền. Điều này làm bộ máy nhà nước yếu đi, nhất là cấp cơ sở, làm người dân bất bình gây ra những hậu quả nghiêm trọng cho xã hội.


   
Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo