Cụ thể, nữ trung tá công an mắc bệnh từ tháng 4-2011 phải nằm viện điều trị. Khi ra viện được bác sĩ dặn dò "phải đến tái khám theo định kỳ" nhưng từ đó đến nay bà L. đã không quay lại tái khám.
Dư luận đã "sốt cao" vì câu chuyện "bị bệnh tâm thần" này. Nhiều bạn đọc thắc mắc: “Hay thật, có tiền sử tâm thần mà cũng phục vụ trong ngành công an được sao?"; "Mắc bệnh tâm thần từ tháng 4-2011, mà vẫn được làm việc cho đến nay và vẫn lên cấp bậc?"; "Không biết từ 4- 2011 tới nay hiệu quả (hay hậu quả) làm việc của nữ trung tá công an này ra sao? Vì sao đã bị tâm thần mà vẫn không được giải quyết cho nghỉ?"
Bệnh án bị bệnh tâm thần của bà V.T.L.
Nhiều bạn đọc bức xúc cho rằng sao bây giờ có nhiều người sau khi sai phạm điều gì đó là đưa “bửu bối" bị bệnh tâm thần ra để thoát tội.
Trở lại câu chuyện nữ trung tá công an V.T.L đang được cho là mắc bệnh tâm thần, ông Nguyễn Văn Ngọc, Giám đốc BV Tâm thần tỉnh Thái Bình, cho biết ông rất quan ngại về trường hợp bà L. "Nếu điều trị không tích cực người bệnh mất khả năng làm việc, có thể gây rối cho bản thân, gia đình và xã hội..."- ông Nguyễn Văn Ngọc phân tích.
Bạn đọc "Votuananhgiant" cho rằng những người như bà L., cơ quan chức năng phải bắt buộc đi chữa bệnh và chuyển làm công việc khác phù hợp khả năng nếu bệnh tình đã ổn định. Có tiền sử bệnh tâm thần thì không thể làm những công việc quan trọng, đặc biệt là trong ngành công an.
Nhiều bạn đọc đề nghị cơ quan chức năng sớm rà soát, siết chặt lại vấn đề quản lý người có tiền sử tâm thần, nếu có vấn đề về tâm thần thì bắt buộc phải vào bệnh viện điều trị, vì sẽ rất nguy hiểm khi để người bệnh tâm thần tự do ở ngoài xã hội mà không có sự quản lý.
Bình luận (0)