xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Cứu hạn, mặn: Phải tự chủ

TS Tô Văn Trường

Việt Nam ở hạ lưu, không thể yêu cầu các hồ thượng lưu, nhiều nhất là của Trung Quốc, xả theo ý muốn của hạ lưu được

Sông Mê Kông là một trong 10 con sông lớn nhất thế giới, bắt nguồn từ cao nguyên Tây Tạng có chiều dài hơn 4.800 km, diện tích lưu vực 795.000 km2, lưu lượng dòng chảy trung bình hằng năm khoảng 15.000 m3/giây và tổng lượng dòng chảy hằng năm 475 tỉ m3 tại châu thổ, chảy qua 6 quốc gia là Trung Quốc, Myanmar, Thái Lan, Lào, Campuchia và Việt Nam.

Các tác nhân ở thượng nguồn

Đến nay, 6 bậc thang thủy điện Trung Quốc ở thượng nguồn sông Mê Kông (Langcang) đã hoàn thành (từ năm 2012), nâng tổng số dung tích hữu ích của các hồ ở Trung Quốc lên đến hơn 22 tỉ m3 nước. Từ khi hoàn thành, việc vận hành các công trình này đã làm thay đổi đáng kể dòng chảy cả mùa lũ và mùa khô so với quy luật tự nhiên, gây ảnh hưởng đến sản xuất nông nghiệp và khó khăn cho điều hành sản xuất.

Hiện nay, Trung Quốc chỉ mới chia sẻ các thông tin về mực nước ở hạ lưu trạm Cảnh Hồng (Jinghong) về mùa lũ (tháng 6-2010). Các nước hạ lưu nằm trong Hiệp định Mê Kông (MRC) đã liên tục kiến nghị Trung Quốc chia sẻ các thông tin mực nước cả về mùa khô từ năm 2010 đến nay nhưng vẫn chưa đạt được, kể cả kiến nghị ở Hội nghị Cấp cao của Mê Kông năm 2010 tại Hua Hin - Thái Lan.

Các nước hạ lưu sông Mê Kông như Lào, Campuchia có kế hoạch xây dựng 11 đập thủy điện, hiện nay đang tiến hành xây đập Xayabury (chưa lấp dòng), dù có hoàn thành cả 11 đập này thì dung tích hữu ích của tất cả hồ chứa cũng chỉ bằng 1/8 so với dung tích hữu ích các đập thủy điện của Trung Quốc.

 

img

 

Nguyên nhân hạn, mặn khốc liệt ở ĐBSCL

Có nhiều nguyên nhân sâu xa gây ra hạn hán, kiệt, xâm nhập mặn khốc liệt ở ĐBSCL năm 2016. Nhìn lại, năm 2015, do mùa mưa đến trễ, kết thúc sớm, tổng lượng mưa trên lưu vực thiếu hụt so với trung bình nhiều năm từ 20%-50%.

Mực nước Biển Hồ ở Campuchia rất thấp, trung bình khoảng 1,96 m so với chuỗi số liệu trung bình nhiều năm thời kỳ 1980-2013 và thấp hơn cùng kỳ năm 2014-2015 trung bình gần 1,1 m. Biển hồ Tonle Sap đã cạn nước, mất khả năng điều tiết bổ sung ngay từ cuối tháng 12 (so với mọi năm là tháng 3, 4) nên lượng nước về ĐBSCL càng ít.

Năm 2015, ĐBSCL đã được coi là hạn lịch sử. Lũ năm 2015 là năm lũ nhỏ và nếu tính tần suất lũ từ năm 1961 trở lại đây thì vào khoảng trên 99%. Theo tài liệu quan trắc lưu lượng Q tại Kratie (Campuchia) vượt mức bảo đảm tưới theo tiêu chuẩn Việt Nam là 85%, do vậy hạn và xâm nhập mặn là điều không tránh khỏi. Họa vô đơn chí, năm 2016 còn được coi là hạn kiệt khốc liệt nhất trong vòng 100 năm nay.

Mặn có nguồn gốc từ biển truyền vào nội đồng bằng con đường sông, kênh theo dạng hình nêm tiến sâu dần vào nội đồng theo từng con triều và nó cũng rút lui hoàn toàn ra biển theo từng con triều. ĐBSCL theo chế độ bán nhật triều, khi triều lên đẩy nêm nước ngọt từ thượng nguồn chảy về dềnh lên và tạo ra nêm ngọt (còn gọi là lăng trụ triều ngọt) từ sông chính theo kênh rạch truyền sâu vào nội đồng; triều rút thì các nêm ngọt này cũng theo kênh rạch rút theo, chảy trở lại sông chính rồi xuôi dòng ra biển.

Hạn kiệt ở ĐBSCL do hiện tượng El Nino gây ra là chính. El Nino thường gây ra hạn hán và ít mưa bão. Con người chưa lường hết những hệ quả trong khi khai thác tài nguyên, bất chấp những hệ lụy của sự tác động môi trường, điển hình là các đập trên sông Mê Kông và quy hoạch sản xuất không thích nghi với điều kiện biến đổi khí hậu cùng khả năng của nguồn nước.

Đừng mong thượng nguồn xả nước!

Trên sông Mê Kông có 3 hệ thống công trình: 1. Các đập - hồ chứa dòng chính ở Trung Quốc đã xây dựng gần hết; 2. Các đập - hồ chứa trên các sông nhánh: hồ sông nhánh ở Lào có dung tích cộng lại là lớn nhất, vẫn còn xây chưa hết; hồ sông nhánh ở Việt Nam cũng có dung tích cộng lại lớn thứ 2 và đã xây xong; hồ sông nhánh ở Thái Lan không đáng kể; hồ sông nhánh ở Campuchia chưa xây dựng (không kể Biển Hồ); 3. Các đập dòng chính trung hạ lưu Mê Kông thì mới có Xayabury chưa xây xong, chưa có vai trò gì.

Vậy, nói tác dụng từ thượng lưu Mê Kông thì chỉ có tác dụng từ hồ chứa Trung Quốc là lớn. Ở Mê Kông, hồ thủy điện ở xa khu nông nghiệp, đặc biệt ĐBSCL ở quá xa, dòng chảy truyền từ hồ thủy điện của Trung Quốc về đến ĐBSCL chắc là cả tháng. Tháng 2 vừa qua (sau Tết), tự nhiên có một đợt nước về ĐBSCL lớn trong gần chục ngày thì cũng là tự Trung Quốc làm chứ ta không biết được vì sao họ xả lớn.

Trong khi đó, Việt Nam ở hạ lưu, không thể yêu cầu hồ thượng lưu xả theo ý muốn của hạ lưu được vì khác quốc gia. Mà giả thiết họ xả thì cũng không thể theo từng ngày như ý muốn của hạ lưu được. Dọc trung lưu Mê Kông, Thái Lan và Lào đều có lấy nước bằng cống và bơm nhưng lượng ít hơn hẳn ĐBSCL. Lượng nước xả từ hồ của Trung Quốc đến Biển Hồ sẽ hút hết, chỉ còn lại khoảng 3%-4% lượng nước về đến ĐBSCL. Mùa khô thì Biển Hồ vẫn là nguồn tác động rõ nhất xuống ĐBSCL. Mà Biển Hồ thì ngày càng bị bồi, tác động xấu đến điều tiết nguồn nước cả mùa lũ và mùa khô...

 

Sắp tới còn nghiêm trọng hơn

ĐBSCL xâm nhập mặn năm nay đã xuất hiện ở mức độ cao hơn trung bình nhiều năm từ 5-15 g/lít, vào sâu trong đất liền từ 50-90 km, sâu hơn trung bình nhiều năm từ 10-20 km. Dự báo, trong thời gian tới, mặn tiếp tục xâm nhập, ảnh hưởng lớn đến sản xuất của hàng trăm ngàn ha lúa đông xuân, diện tích cây ăn trái, thủy sản và dân sinh.

 

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo