Ba khía sống nhiều trong các khu rừng ngập mặn, kênh rạch và vuông tôm ở Cà Mau. Đây là nguyên liệu tạo nên món ba khía muối trứ danh, làm xao lòng nhiều thực khách khi đến với vùng đất cực Nam của Tổ quốc.
Móc cá vào rập chuột để đi đặt ba khía
Theo lời các lão nông có thâm niên trong nghề săn bắt ba khía, vào những ngày nước lên, tối trời, ba khía sẽ rời hang, bò lên tán cây tìm "bạn tình". Đây là thời điểm thích hợp để bắt được nhiều ba khía.
Ông Sang dùng vỏ lãi để đi đặt ba khía
Ba khía vốn thích ăn cá, tôm nhỏ… nên nhiều lão nông ở Cà Mau nghĩ ra "tuyệt chiêu" là dùng rập chuột móc thêm ít cá tạp (thịt cá phi thái nhỏ, cá lìm kìm) để bẫy chúng. "Tuyệt chiêu" này đã đem lại hiệu quả ngoài mong đợi, tạo được sự thích thú cho nhiều người khi chứng kiến.
Rập chuột móc sẵn cá rồi dùng cây cấm xuống đất để không bị rớt xuống nước
Ông Nguyễn Văn Sang (48 tuổi; ngụ huyện Cái Nước, tỉnh Cà Mau), cho biết trước đó, để cải thiện cuộc sống gia đình, mỗi đêm ông thường len lỏi theo các con sông để soi ba khía. Tuy nhiên, gần đây ông chuyển sang bắt ba khía bằng cách đặt rập chuột.
Đã mắt khi xem bẫy dính ba khía bằng rập chuột
Cho ba khía vào thùng khi thăm rập dính
"Bắt ba khía bằng rập chuột giúp tôi cùng bạn nghề đỡ vất vả và nguy hiểm do không phải len lỏi trong bụi rậm vào ban đêm nên hạn chế tình trạng gặp các loài rắn độc, đứt tay… Nhờ đặt ba khía mà tôi có thêm thu nhập khoảng 100.000 đồng/ngày" - ông Sang khoe.
Ba khía tươi luộc ăn kèm muối tiêu chanh rất ngọt hoặc ba khía muối
Ông Nguyễn Văn Kiên (50 tuổi) cho hay "săn" ba khía bằng rập chuột có nhiều ưu điểm hơn đi soi.
Món ba khía muối ngon trứ danh xứ Đất Mũi
"Trước đây, do soi ba khía vào ban đêm nên việc xin người dân vào vuông bắt ba khía là rất khó vì nhiều người lo ngại. Tuy nhiên, từ khi chuyển sang bắt ba khía bằng rập chuột thì việc này trở nên dễ hơn" - ông Kiên cho biết.
Bình luận (0)