xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Đào tạo thêm 9.000 tiến sĩ: Bộ GD-ĐT đang phổ cập tiến sĩ?

Song Ngọc

(NLĐO)- Đề án 911 năm 2010 về đào tạo 20.000 tiến sĩ của Bộ giáo dục chưa tổng kết hiệu quả ra sao thì nay lại sắp có một đề án đào tạo 9.000 tiến sĩ. Câu hỏi nhiều bạn đọc đề ra là phải chăng bộ đang dư tiền, tính phổ cập tiến sĩ?

Phí tiền của dân

Đề án 911 muốn đạt mục tiêu đến năm 2020 bổ sung được 23.00 tiến sĩ cho nước nhà, trong đó có 10.000 tiến sĩ đào tạo trong nước, 10.000 đào tạo ở nước ngoài và số còn lại đào tạo theo hình thức phối hợp liên kết. Nay đề án mới lại muốn đào tạo thêm 9.000 tiến sĩ với kinh phí dự kiến là 12.000 tỉ đồng.  Đề án cũ chưa tổng kết đánh giá nay lại có thêm một đề án khác cũng đào tạo tiến sĩ làm nhiều người hoảng hốt.

 Bạn Toan Tran Dinh thẳng thắn nêu thực trạng: "Rất nhiều tiến sĩ ở Việt Nam mua bằng để hợp thức hóa chức vụ. Mà đã mua bằng thì phải trả tiền cho nơi đào tạo để cấp bằng, sao lại lấy tiền thuế của dân để trả thay cho họ?". Đồng tình với ý kiến đó, bạn Ha Nhat nhận xét: "Đây là một trong những nguyên nhân làm cho đất nước ngày càng nghèo đi và nợ ngày càng ngập đầu".  

Ai cũng thấy rằng dù đã đào tạo theo yêu cầu của Bộ Giáo dục- Đào tạo (GD-ĐT) nhưng số lượng và chất lượng của những người có học hàm, học vị cao trong nghành giáo dục lại không tương xứng nhau. Hiện Việt Nam có khoảng 9.000 giáo sư, phó giáo sư và trên 23.000 tiến sĩ nhưng kết quả nghiên cứu khoa học đất nước đang tụt xa so với các nước trong khu vực. Điều này không cần phải có các con số đưa ra mới thấy vì trong thực tế nhiều phát minh, nghiên cứu được ra đời từ các nông dân chân đất, "Made in Hai Lúa". Thế nên nhiều bạn đọc rất bức xúc với dự thảo đào tạo thêm hàng chục ngàn tiến sĩ, kiểu như phổ cập tiến sĩ này.

Bạn đọc Lê Nguyên phản ứng: "Ghê thật. Trước khi đào tạo tiếp, phải tổng rà soát xem hàng ngàn ông đang là tiến sĩ đã có những công trình nghiên cứu nào, đã đóng góp gì cho đất nước, làm lợi giúp ích gì cho nhân dân. 12.000 tỉ đồng đâu phải nhỏ". "Tiến sĩ ở ta chỉ có cái danh là chính chứ có giúp được gì cho dân cho nước đâu. Đào tạo thêm làm gì tốn tiền và cơm gạo của dân. Có giỏi thì hãy lập ra đề án chống bão lụt, ngập nước cho dân đi"- bạn Nói Thật phê phán.

Xót tiền sẽ chi ra cho các vị tiến sĩ giấy không hiệu quả, tốn kém vô lý, nhiều bạn đọc lên tiếng phản đối đề án mới. Bạn Hoa Thời sự bình luận: "Nói thẳng luôn, 12.000 tỉ đồng cho 9.000 tiến sĩ của Bộ GD-ĐT đưa ra sao mà thấy xót xa quá. Dân mình còn gồng mình gánh những cơn bão lũ lụt dữ do biến đổi khí hậu ngày càng nhiều, phải chi 12.000 tỉ đồng này mà mấy ông ở Bộ GD-ĐT nghĩ đến việc xây dựng trường lớp cho các cháu ở những vùng bão lụt đi qua hay giúp đỡ cho các nhà trường, giáo viên có cuộc sống ổn định hay biết chừng nào. Còn việc đào tạo tiến sĩ này sao phí tiền của dân quá".

Có cần thêm tiến sĩ?

Điều mà người dân hiện nay mong mỏi là việc đào tạo tiến sĩ phải thật sự đem lại lợi ích cho đất nước, cho xã hội Việt Nam đang còn nghèo đói, khốn khó để theo kịp với trình độ phát triển của các nước trong khu vực và thế giới. Chứ không phải là bằng cấp và học hàm, học vị cho xứng tầm những người làm công tác đào tạo. Bạn đọc Truong cám cảnh: "Tầm nhìn của Việt Nam còn thua Lào và Campuchia. Hãy nhìn lại mình đi, nợ công cao lắm rồi, ngồi đó mà lo bằng tiến sĩ giấy...". Hay như bạn Tử Vững so sánh: "Thủ tướng Canada chỉ có bằng cử nhân thôi, mấy ai đem mổ xẻ ông đâu". 

Đề án đào tạo số lượng khủng  tiến sĩ này theo Bộ GD-ĐT là để "nâng cao năng lực đội ngũ giảng viên, cán bộ quản lý các cơ sở giáo dục" nhưng bạn Minh Anh nhận định: "Giáo dục VN không phải thiếu tiến sĩ, mà là thiếu nền tảng. Tức là, dù có đào tạo bao nhiêu tiến sĩ thì cũng không thay đổi được thực trạng yếu kém. GIáo dục ra thế hệ trẻ sáng tạo, không đi theo lối mòn cũ, tức là hướng dẫn trẻ em tư duy tự do theo nhiều góc nhìn khác nhau. Đó chính là gốc rễ của vấn đề".

 Bạn Nck đề xuất: “Hãy dùng tiền đó tăng lương cho giáo viên, giảng viên đi để họ chuyên tâm hết vào công việc của mình, sẽ có đánh giá từng học kỳ để loại những giáo viên, giảng viên không đạt yêu cầu ra khỏi hệ thống, làm sao cho nghề giáo trở nên hấp dẫn để cuốn hút người tài. Chứ dự án thế này không hiệu quả vì cố gắng đào tạo tiến sĩ nhưng lương chỉ trả 6 triệu đồng/tháng thì không thể nào nâng cao chất lượng giáo dục được". Là người trong cuộc, bạn Nguyễn Vinh Phúc lên tiếng: "Tôi là giáo viên, tôi nói thật VN không thiếu người tài, cái chính là chúng ta không biết sử dụng người tài thì thêm 9000 tiến sĩ để làm gì. Nếu chỉ có học vị cho oai, không quan tâm đến tri thức thì sao phát triển?".

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo