... Đặc biệt, so với một số nước khác trên thế giới như Philippines hay Thái Lan thì lượng cán bộ có trình độ của ta thua xa họ.
Vấn đề là chúng ta có khả năng đào tạo ra tiến sĩ thực hay lại "tiến sĩ giấy"? Thời gian qua chúng ta không lạ gì với những câu chuyện "tiến sĩ giấy" rồi lạm phát tiến sĩ. Đó là câu chuyện không hay ho gì. Nếu lần này chúng ta tiếp tục đào tạo ra 9.000 "tiến sĩ giấy" nữa thì đó quả là điều đáng lo ngại.
Chúng ta cần có một đội ngũ người thầy tinh hoa cho đổi mới chứ không phải người thầy có nhiều bằng cấp nhưng lại không làm được gì. Nếu nhìn lại quá khứ thì chúng ta sẽ thấy những người thầy của những năm 60 về trước, họ không có học vị tiến sĩ nhưng lại đào tạo ra biết bao thế hệ danh tiếng làm nên tên tuổi cho đất nước...
Tôi muốn nhắc lại một câu chuyện hơi buồn là tại sao có những đề tài như "hành vi nịnh trong tiếng Việt" hay "nghệ thuật chữ trên bìa sách" mà vẫn trở thành đề tài nghiên cứu tiến sĩ? Nói để thấy rằng câu chuyện ở đây là cả người đi học và đơn vị đào tạo phải hết sức nghiêm túc và có trách nhiệm chứ không thể đào tạo một cách ồ ạt được.
Tất nhiên, Bộ GD-ĐT phải là người chịu trách nhiệm quản lý quá trình thực hiện đề án cũng như chất lượng của 9.000 tiến sĩ sau khi đào tạo. 12.000 tỉ không phải con số nhỏ, vì thế, Bộ GD-ĐT phải hết sức thận trọng với dự án này để không đi vào vết xe đổ theo kiểu đào tạo mang nặng tính hình thức trước đó).
(GS-TS ĐẶNG QUỐC BẢO, nguyên hiệu trưởng Học viện Quản lý Giáo dục, trả lời trên Infonet ngày 11-11 về đề án Bộ GD-ĐT đang lấy ý kiến, trong đó có mục tiêu nâng tỉ lệ giảng viên có trình độ tiến sĩ lên 35% (khoảng 9.000 tiến sĩ), chi phí thực hiện 12.000 tỉ đồng).
Bình luận (0)