xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Để người dân được nhận lại "tài sản" của mình

TS Trần Hữu Hiệp, Phó Chủ tịch Hiệp hội Du lịch ĐBSCL

Không chỉ là thực trạng resort chắn biển, chiếm mất lối đi ra biển của người dân mà còn là tính nghiêm minh của pháp luật

Câu chuyện 6 nhân viên bảo vệ resort Nam Nghi (TP Phú Quốc, tỉnh Kiên Giang) bị khởi tố, bắt tạm giam do đánh du khách trọng thương, một lần nữa cho thấy "cuộc chiến" giành lại đường ra biển, các bãi biển, không gian biển vẫn đang diễn ra gay gắt.

Gian nan "giành lại tài sản"

Theo quy định, phần bãi biển từ mép nước ổn định nhiều năm dài 50 m lên phía bờ là thuộc quyền sử dụng của cộng đồng, "lối đi, mặt tiền ra biển" là của người dân.

Luật Biển năm 2012; Luật Tài nguyên, môi trường biển và hải đảo năm 2015 và các văn bản hướng dẫn thi hành cũng quy định rõ chế độ pháp lý cho "phần không gian biển" này, yêu cầu các chủ thể quản lý phải bảo đảm quyền tiếp cận của người dân với biển. Thế nhưng, không chỉ ở Phú Quốc, nhiều địa phương ven biển đã xảy ra tình trạng các chủ dự án được giao đất làm du lịch, xây dựng resort, nhà hàng, khách sạn... nghiễm nhiên chiếm dụng luôn không gian công cộng, biến "tài sản chung" thành lợi thế kinh doanh riêng, tước đi đặc quyền này của người dân.

Để người dân được nhận lại tài sản của mình - Ảnh 1.

Bãi biển Dinh Cậu (TP Phú Quốc) Ảnh: HOÀNG TUẤN

Cũng vì thế, "cuộc chiến" giành lại bãi biển cho người dân vẫn luôn diễn ra. Có ý kiến cho rằng vấn đề không chỉ là thực trạng resort chắn biển có ở khắp nơi, chiếm mất lối đi ra biển của người dân mà chính là tính nghiêm minh của pháp luật. Một số nơi chính quyền làm mạnh, quyết tâm cao như TP Đà Nẵng, TP Nha Trang thì lối đi công cộng cho du khách ra biển được mở nhưng nhiều nơi "tài sản chung" vẫn bị chiếm giữ trái phép, đòi hỏi phải có giải pháp mạnh mẽ, đồng bộ.

Làm gì để giành lại lối ra biển?

Việt Nam có 3.260 km bờ biển, khoảng 4.000 đảo, vùng ven biển và hải đảo rất đa dạng về cảnh quan thiên nhiên và sinh học cùng với rất nhiều hệ sinh thái. Tài nguyên biển, đảo cần được quản lý thống nhất theo chiến lược khai thác, sử dụng bền vững tài nguyên và bảo vệ môi trường biển và hải đảo, quy hoạch, kế hoạch sử dụng biển; quy hoạch tổng thể khai thác, sử dụng bền vững tài nguyên vùng bờ; bảo vệ chủ quyền quốc gia, bảo đảm quốc phòng, an ninh.

Cơ quan chức năng, trực tiếp là chính quyền địa phương, cần phải rà soát toàn bộ các dự án đầu tư ven biển. Dự án nào đúng theo quy định pháp luật thì thực hiện, sai thì phải cương quyết sửa, thậm chí thu hồi các quyết định giao đất, cho thuê đất. Cần tính toán thu hồi chỗ nào, bao nhiêu đất bờ biển rồi mời nhà đầu tư ngồi lại để đưa ra giải pháp tốt nhất. Bờ biển thông thoáng, du khách, người dân được nhận lại "tài sản" của chính mình cũng là cách làm cho các bãi biển đẹp hồi sinh đầy ý nghĩa nhân văn. Ngoài ra, việc này còn thể hiện hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước về tài nguyên, môi trường biển.

Việc chống phải đi liền với xây, xử lý hiện trạng phải gắn liền với quy hoạch, đầu tư, phát triển không gian, tài nguyên biển hợp lý và hiệu quả nhất. Đó cũng là cách thức phòng ngừa từ xa các vụ án hình sự tương tự như câu chuyện 6 bảo vệ resort giành bãi biển đánh du khách trọng thương tại Phú Quốc vừa qua.


Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo