xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Để nhạc sống không thành “thảm họa”

Trường Hoàng - Vy Thư ghi

Âm nhạc là món ăn tinh thần, cầu nối gắn kết mọi người với nhau. Đừng để sự thiếu ý thức của một số người mà nhạc sống biến thành thảm họa khiến ai cũng tránh xa

Ông Dương Thanh Tâm, giáo viên THPT: Toàn xã hội chung tay chấn chỉnh

Yêu thích ca hát và muốn được hát là nhu cầu giải trí lành mạnh, chính đáng và cần thiết trong đời sống. Tuy nhiên, thực tế nhiều bữa tiệc nhạc sống, karaoke đã trở thành “thảm họa”. Hễ nhà nào có đám tiệc, cả xóm mất ngủ bởi tiếng nhạc xập xình; tiếng hát đinh tai, nhức óc; tiếng “dzô” rôm rả… làm huyên náo cả khu dân cư. Nhiều “ca sĩ vườn” hát những bản nhạc “chế” với ca từ thô thiển, tục tĩu, người không muốn cũng bị bắt nghe.

Báo chí từng phản ánh nhiều vụ đánh nhau, gây mất an ninh trật tự vì va chạm trong lúc huơ tay huơ chân nhảy hoặc giành hát… Thế nhưng, mỗi khi có đám tiệc, không ít gia đình, kể cả những người có hoàn cảnh kinh tế khó khăn, cũng ráng thuê ban nhạc sống về hát cho bằng chị bằng em.

 

Bực mình vì hàng xóm hát karaoke inh ỏi, Lâm Kim Hiếu cự cãi dẫn đến xô xát, đâm chết người và bị phạt 14 năm tù Ảnh: PHẠM DŨNG
Bực mình vì hàng xóm hát karaoke inh ỏi, Lâm Kim Hiếu cự cãi dẫn đến xô xát, đâm chết người và bị phạt 14 năm tù Ảnh: PHẠM DŨNG

Thực trạng này đã đến hồi báo động, cần sự chung tay của toàn xã hội để chấn chỉnh. Chính quyền địa phương cũng nên có những quy ước, nội quy hát nhạc sống trong khu dân cư. Đặc biệt, mỗi người dân cần ý thức trong việc tổ chức đám tiệc như thế nào vừa tiết kiệm vừa văn hóa.

Âm nhạc là món ăn tinh thần, cầu nối gắn kết mọi người với nhau. Vậy nên, đừng để vì sự thiếu ý thức của một số người mà nhạc sống, karaoke biến thành thảm họa khiến ai cũng tránh xa.

Luật sư Nguyễn Thị Thúy Hường (Trưởng ban tuyên truyền Hội Luật gia TP HCM): Luật đã có quy định

Nhạc sống là một hoạt động không phải xin phép. Nghị định (NĐ) 103/2009/NĐ-CP về việc ban hành quy chế hoạt động văn hóa cũng không quy định về vấn đề này.

Về thẩm quyền xử lý, tất cả đều thuộc phạm vi quản lý của chính quyền địa phương cấp xã - thị trấn vì đây là cấp quản lý trực tiếp trong việc quy định giờ giấc hoạt động của loại hình này cũng như việc tuyên truyền giáo dục người dân trong việc ý thức chấp hành pháp luật.

Có thể xem xét vi phạm trên lĩnh vực an ninh trật tự theo Nghị định số 73/2010/NĐ-CP về việc hoạt động quá giờ quy định. Trường hợp sử dụng bài hát chưa được phép lưu hành hoặc vi phạm thuần phong mỹ tục sẽ bị xử lý theo NĐ 75/2010/NĐ-CP về việc xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực dịch vụ và hoạt động văn hóa.

Riêng vi phạm trong lĩnh vực tiếng ồn tại khu dân cư, khoản 8, điều 7 Luật Bảo vệ môi trường 2014 nghiêm cấm hành vi gây tiếng ồn vượt quá quy chuẩn kỹ thuật môi trường. Ngoài ra, theo NĐ 179/2013/NĐ-CP về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường, tiếng ồn vượt quá giới hạn mà cá nhân vi phạm sẽ bị phạt từ 1 triệu đồng đến 160 triệu đồng; tổ chức vi phạm bị phạt gấp 2 lần mức tiền phạt đối với cá nhân.

Chị Nguyễn Bảo Ngọc, nhân viên văn phòng ở quận 1 (TP HCM): Chính quyền địa phương có vai trò quan trọng

Vừa rồi, tôi về ăn Tết ở huyện Duy Xuyên, tỉnh Quảng Nam. Mới 10 giờ mùng 5, gia đình tôi và những người sống gần đó đã không chịu nổi tiếng nhạc đinh tai nhức óc phát ra từ buổi tiệc họp mặt học sinh lớp 12 do một thầy giáo tổ chức.

Được biết, năm nay học sinh do thầy chủ nhiệm thi tốt nghiệp lớp 12 nên thầy giáo tổ chức họp mặt để gặp gỡ, giao lưu. Để buổi họp mặt thêm hoành tráng, thầy giáo đã thuê dàn nhạc về chơi. Nhạc trỗi ầm ầm kèm theo tiếng “hét” của người dự tiệc khiến không ai có thể nghỉ ngơi. Lên nhà trên, xuống nhà dưới, đóng cửa cũng không được yên thân.

Mấy năm trở lại đây, việc thuê dàn nhạc phục vụ tiệc họp mặt, thôi nôi, đầy tháng… đã trở thành phong trào ở quê tôi. Nhạc sống có thể trỗi lên bất cứ lúc nào trong ngày nhưng người dân, chính quyền địa phương không có biện pháp xử lý, chỉ biết “làm ngơ”.

Thiết nghĩ, chính quyền địa phương có vai trò rất quan trọng trong việc tuyên truyền, kiểm tra, nhắc nhở người dân vui chơi nhưng không gây ảnh hưởng đến người khác. Nếu cần thiết thì xử phạt hành chính về việc hoạt động quá giờ quy định.

 

Nhiều nơi làm tốt

Sau bài viết “Điên đầu với “ca sĩ vườn” đăng trên Báo Người Lao Động ngày 4-3, nhiều bạn đọc đã đồng tình, trong đó có ý kiến nêu những địa phương quản lý tốt việc này.

Bạn đọc Quang Hòa viết: “Ở quê tôi (Thái Nguyên), người dân được sự ủng hộ của chính quyền, giao ước với nhau tất cả đám hiếu hỷ không được mở nhạc hoặc hát quá 23 giờ. Ai vi phạm sẽ bị hàng xóm nhắc nhở, quá lắm thì báo chính quyền và sẽ bị phạt tiền ngay hôm sau. Tuy nhiên, chưa có ai bị phạt vì hầu hết mọi người đều tôn trọng giao ước này”.

Tương tự, bạn đọc Huỳnh viết: “Cái này chắc cả nước phải học theo xã Thái Mỹ, huyện Củ Chi, TP HCM. Cứ sau 22 giờ mà ầm ĩ là công an xã tới giải tán liền và ngày mai chắc chắn là sẽ phải nộp phạt”.

 

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo