xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Dư luận bức xúc vụ biệt thự: Thật khôi hài khi chính quyền không xử lý được người vi phạm

Đông Hồ

(NLĐO)- Dư luận rất bức xúc vì sao công trình xây dựng biệt thự số 09 lô B (khu biệt thự phường Yên Hòa, quận Cầu Giấy, TP Hà Nội) ngang nhiên vi phạm, coi thường kỷ cương phép nước nhưng việc xử lý lại chậm trễ, đến nay chính quyền địa phương vẫn chưa có hướng xử lý triệt để.

Thời gian qua, Báo Người Lao Động liên tục thông tin về công trình biệt thự số 09 lô B (khu biệt thự 5,2 ha, quận Cầu Giấy, TP Hà Nội) có nhiều vi phạm và dù đang bị đình chỉ nhưng chủ đầu tư vẫn cho công nhân công khai thi công rầm rộ, nhiều lần phá hàng rào để thi công. Điều này khiến dư luận rất bức xúc và hoài nghi, đặt câu hỏi "chủ đầu tư là ai mà lộng hành, coi trời bằng vung" như vậy"? "Phải chăng chủ đầu tư này được bao che, được chống lưng để lộng hành"?...

Toàn bộ hàng rào do chính quyền dựng để ngăn thi công tại biệt thự này đã bị phá toàn bộ trong sáng 3-1

Bạn đọc Nam Châu cho biết "quá chán nản với những người có trách nhiệm ở quận Cầu Giấy, một chủ nhà công khai thách thức pháp luật, ngang tàng và chây ỳ. Vậy mà không ai, tức những vị có trách nhiệm quận, phường... có một động thái gì để chứng tỏ nơi đây còn pháp luật nữa. Nếu không xử lý được, các vị ở đó nên... từ chức đi".

Còn bạn đọc Roger thì thốt lên: "Không thể tưởng tượng nổi, thế này thì bộc lộ rõ bộ máy chính quyền địa phương ở đây yếu kém rồi, đề nghị truy cứu vụ này cho đến nơi đến chốn".

Nhiều bạn đọc đều có ý kiến tương tự với bạn đọc Nam Châu. Bạn đọc Hà Thủy cho rằng "cái này là hậu quả của bệnh biết mà không biết, không biết mà biết. Làm mà không làm, không làm mà làm. Cười ra nước mắt". "Chỉ giỏi nói, còn làm thì không xong. Chắc mấy ông định đợi tới tết, khi đó mọi người quên lãng rồi cấp giấy phép hợp thức hóa quá? Và mấy ngày nữa chắc lại ca bài ca "Tôi sẽ rút kinh nghiệm"" - bạn đọc Nguyễn Hoài Thuận hoài nghi.

Nhiều bạn đọc cũng thẳng thắn đặt câu hỏi như: "Ở đây còn có chính quyền hay không vậy trời? Ở đây nếu không làm được thì... tốn tiền thuế quá...", "công an phường ở đây chưa học nghiệp vụ? Kiểm tra giấy tờ, xử phạt vài lần khi họ tụ tập? Thì làm gì có vụ này....", "chắc gốc chủ đầu tư này hơi to nên khó xử lý....?", "thật là hài khi tại Hà Nội... lại để cho một cá nhân ngang nhiên xem thường ...", "không xử lý được thì người dân có quyền đặt câu hỏi là liệu "các quan" ở đây có vấn đề gì nên tìm mọi cách "cứu" công trình này?", "Hà Nội ơi, sao mềm yếu như thế này"…

Nhiều bạn đọc cho rằng đây là "chuyện khôi hài giữa lòng Hà Nội", "tại thủ đô mà còn vậy thì những vùng xa xôi hẻo lánh thế nào? xử lí sai phạm mà cứ thậm thò thậm thụt khiến một số cá nhân nhờn luật, liệu có ai chống lưng không? có ai gây áp lực?... sai phạm đã rõ mà xử lí mà sao thấy khó quá vậy", "thật bi hài tại Hà Nội mà chính quyền địa phương chẳng làm gì được người vi phạm. Dân thường thì làm từ khi đào móng, phá hoại hàng rào là phá hoại của công, cần xử lý theo pháp luật", "ở đây có vùng cấm à?...", "quá yếu kém trong khâu xử lý vi phạm. Để ngang nhiên thách thức như vậy tạo tiền lệ xấu cho xã hội. Trách nhiệm thuộc về cơ quan quản lý. Ông nào không xử lý được đuổi luôn", "coi thường pháp luật vậy sao? Chính quyền phường, quận hãy công khai trả lời dư luận"…

Nhiều bạn đọc cũng hoài nghi "nghe có mùi quá", "chính quyền quận Cầu Giấy yếu kém quá". "Rất cảm ơn Báo Người Lao Động luôn thông tin nóng hổi, kịp thời đến bạn đọc cả nước. Nếu "pháo đài" này vẫn được tồn tại thì đành chịu thôi nhà báo, đất không chịu trời thì trời phải chịu đất thôi, cứ để cho người dân Hà Nội nói chung và Quận Cầu Giấy nói riêng, hàng ngày đi ngang qua ngắm nhìn pháo đài của ông trời và đánh giá năng lực làm việc của lãnh đạo UBND Quận Cầu Giấy có hoàn thành nhiệm vụ không" - bạn đọc Trường Giang nêu vấn đề.

Ngoài ra, nhiều bạn đọc cũng cho rằng các Bộ ngành của Trung ương cần vào cuộc để xử lý triệt để các vi phạm tại biệt thự này. "Bộ, ngành Trung ương cần vào cuộc thanh, kiểm tra công trình nhiều sai phạm, coi thường kỷ cương phép nước này. Để địa phương làm thấy không xong rồi, ngăn cản xây dựng gì mà từ 1 tầng giờ thì xong cả căn biệt thự hơn 3 tầng. Đề nghị xử lý nghiêm, sai đến đâu xử lý nghiêm đến đó để răn đe. Công trình này mà được hợp thức hóa sẽ là tiền lệ xấu. Đề nghị xử lý nghiêm cán bộ nào tham mưu muốn thậm thụt để hợp thức hóa công trình này. Thật là chuyện con voi chui lọt lỗ kim là đây mà" - bạn đọc tên Minh bày tỏ.

Không đồng ý cấp phép bổ sung

Đến nay, Sở Quy hoạch - Kiến trúc (QH-KT) Hà Nội đã 2 lần có công văn gửi UBND quận Cầu Giấy tham gia ý kiến về việc cấp giấy phép xây dựng lại công trình biệt thự số 09.

Theo đó, Sở QH-KT đề nghị UBND quận Cầu Giấy chỉ đạo Phòng Quản lý đô thị quận đối chiếu với quy hoạch mặt bằng đã được phê duyệt để xem xét, giải quyết. Trường hợp áp dụng Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về quy hoạch xây dựng (QCVN 01:2021/BXD) có sự thay đổi về chỉ tiêu quy hoạch kiến trúc (mật độ xây dựng, tầng cao công trình) so với quy hoạch mặt bằng của dự án đã được phê duyệt trước đây thì cần thực hiện thủ tục điều chỉnh quy hoạch mặt bằng tỉ lệ 1/500 nêu trên theo quy trình, quy định hiện hành, báo cáo cấp thẩm quyền xem xét, quyết định.

Như vậy, dù Sở QH-KT Hà Nội không đồng ý cấp phép bổ sung và yêu cầu phải xử lý theo đúng quy định nhưng chủ đầu tư công trình này vẫn bất chấp, vẫn cho công nhân thi công rầm rộ. Còn chính quyền địa phương thì vẫn chưa có giải pháp để xử lý triệt để các vi phạm tại công trình biệt thự này.

Theo UBND quận Cầu Giấy, công trình trên do ông Phạm Văn Duyên và bà Vũ Thị Thu Hà làm chủ đầu tư (ông Duyên là chủ của một công ty chuyên sản xuất xi măng - Xi măng Duyên Hà - PV). Lô đất số 09 nêu trên được quy định về quy mô xây dựng công trình là 3 tầng, mật độ xây dựng tối đa 33%, hệ số sử dụng đất 1,00. Ngày 12-11-2020, UBND quận Cầu Giấy đã cấp Giấy phép xây dựng số 638/GPXD cho ông Duyên và bà Hà với quy mô 3 tầng nổi, mật độ xây dựng 25,2%. Tuy nhiên, hiện công trình xây dựng trên có quy mô 3 tầng nổi + tầng áp mái + tầng hầm; mật độ xây dựng khoảng 50% tương ứng với diện tích sàn xây dựng khoảng 150 m2 (sai quy mô số tầng và mật độ xây dựng so với giấy phép xây dựng được cấp).

Ngày 2-12-2021, phóng viên Báo Người Lao Động còn bị một số người từ công trình xông ra cản trở, xúc phạm, đe dọa khi đang tác nghiệp theo đúng quy định của pháp luật.

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo