icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Đừng ngụy biện cho tội ác

An Nhiên

Những ngày qua, Báo Người Lao Động nhận được hàng trăm ý kiến của bạn đọc bức xúc trước hành vi côn đồ đối với y, bác sĩ; đồng thời đề nghị ngành y tế chấn chỉnh y đức, tăng cường bảo vệ cán bộ

Cái chết của bác sĩ (BS) Phạm Đức Giầu ở Bệnh viện (BV) Đa khoa huyện Vũ Thư  - Thái Bình bởi những nhát dao trí mạng của Nguyễn Văn Dũng vào rạng sáng 16-8 khiến nhiều người bị sốc. Một cựu chiến binh từng là đồng đội của BS Phạm Đức Giầu đau xót: “Tại sao anh Giầu phải chết khi đang cứu người? Thật chua chát!”.

Phải bảo vệ y, bác sĩ

Ngoài vụ sát hại BS Giầu, qua các vụ đánh nhau trong phòng cấp cứu tại BV Bạch Mai (Hà Nội) vào tháng 3-2011; vụ chửi bới, đe dọa BS ở huyện Năm Căn - Cà Mau mới đây, có thể nói đã đến lúc báo động về sự mất an toàn của chính các y, BS - những người giành lại sự sống cho nhiều người. “Nhiệm vụ thiêng liêng của BS là cứu người nhưng nếu cứu không được người, họ phải đền bằng chính mạng sống của mình. Điều đó thật vô lý, phải bảo vệ họ” - bạn đọc Minh nêu. Bạn đọc Phúc Nguyên đặt vấn đề: “Lương y như từ mẫu nhưng “từ mẫu” đang bị uy hiếp từ thể xác đến tinh thần”. Bạn đọc Trường đề nghị: “Hành động côn đồ đối với y, BS cần phải bị xử thật nặng mới mong dập tắt được tình trạng bạo lực ngày càng gia tăng trong BV”.

Hầu hết bạn đọc cho rằng ai trong chúng ta cũng sẽ phải trải qua nỗi đau vì mất người thân nhưng tình thương không thể bao che cho tội ác. Bạn đọc L.H viết: “Xã hội cần lên tiếng chống lại bạo lực, đừng biện minh bạo lực vì bất kỳ lý do nào!”. Bạn đọc Trần Công Tâm cùng quan điểm khi cho rằng: “Dù có biện minh thế nào, người nhà bệnh nhân đã gây ra tội ác thì phải chịu hình phạt nghiêm khắc của pháp luật. Đề nghị cơ quan bảo vệ pháp luật nhanh chóng điều tra, xét xử vụ này thật nghiêm để răn đe; không có quyền hành xử tàn bạo, bất nhân với BS”.

Đừng để nhà thương thành “nhà ghét”

Về giải thích của một lãnh đạo Bộ Y tế rằng “nguyên nhân dẫn tới các vụ việc hành hung BS là do trình độ dân trí, ý thức trách nhiệm của công dân chưa tốt”, nhiều bạn đọc cho rằng nói như vậy là chưa đầy đủ mà phải đề cập nguyên nhân sâu xa là sự vô cảm của một bộ phận y, BS.

Bạn đọc Quốc Cường cho rằng vụ án ở Thái Bình xảy ra là hệ quả tất yếu từ một bộ phận y, BS nói chung đã tắc trách trong chữa bệnh, cấp cứu, gây ra nhiều vụ chết oan uổng cho bệnh nhân mà không bị xử lý trách nhiệm hình sự. Bộ Y tế cần kịp thời kiểm soát, sàng lọc và loại bỏ những “con sâu làm rầu nồi canh”.

Một số bạn đọc cho rằng đối với nhiều bệnh nhân, nhà thương (BV) là… “nhà ghét”. “Những người có điều kiện kinh tế eo hẹp hoặc đơn chiếc cảm thấy rất tủi thân khi vào cấp cứu. Lương bổng và sự quá tải trong BV đã trói tay người thầy thuốc, tạo sự ngăn cách tưởng chừng như vô cảm với bệnh nhân. Cần phải có một cơ chế quản lý phù hợp hơn, tạo điều kiện khám chữa bệnh cho các bệnh nhân nghèo, đừng để họ mang mặc cảm là những người đứng bên lề xã hội” - bạn đọc Thùy Vân đề nghị.

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo