xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Đừng tàn ác với ân nhân!

Ngọc Dung - Anh Thư

Hằng ngày, hằng giờ, người thầy thuốc cố gắng giành giật mạng sống bệnh nhân từ tay tử thần. Không ít lần họ đã khóc vì không cứu được bệnh nhân hoặc bỏ tiền túi giúp bệnh nhân nghèo, trẻ bị bỏ rơi…

Vừa qua, một bác sĩ (BS) khoa phẫu thuật tạo hình Bệnh viện (BV) Xanh Pôn (TP Hà Nội) bị người nhà bệnh nhân đánh. Đáng nói là chỉ trong nửa đầu tháng 4-2018 đã có 3 vụ BS bị hành hung mà vụ việc không liên quan đến thái độ của BS.

Đắng cay nghề thầy thuốc

Từng có hơn 30 năm làm việc trong ngành y tế, bà Nguyễn Đức Hiền, Điều dưỡng trưởng Khoa Bệnh da nam giới BV Da liễu trung ương, tâm sự chưa bao giờ cảm thấy bất an như hiện nay khi liên tục xảy ra các vụ hành hung nhân viên y tế.

"Hằng ngày phải cấp cứu cho nhiều bệnh nhân, trong đó có những người bị bệnh truyền nhiễm mà chúng tôi không hề hay biết nhưng không đáng sợ bằng việc đang cấp cứu người bệnh mà bị chính người nhà của họ xông vào đánh đập, đe dọa. Tôi có cảm giác hành vi hành hung nhân viên y tế xuất hiện như một "trào lưu" khiến chúng tôi rất sốc và xót xa cho nghề" - bà Hiền chia sẻ.

Đừng tàn ác với ân nhân! - Ảnh 1.

Nhóm côn đồ gây rối, đập phá cửa kính Bệnh viện Đa khoa huyện Bố Trạch, tỉnh Quảng Bình. (Ảnh trích xuất từ camera)

Bày tỏ sự bức xúc và bất lực khi chuyện bạo hành với đồng nghiệp ngày một tăng, ông Nguyễn Xuân Vinh, Điều dưỡng trưởng Khoa Phẫu thuật tim mạch và Lồng ngực BV Việt Đức (TP Hà Nội), nói dù ngành nào, nghề nào cũng có người tốt, kẻ xấu nhưng nhìn chung, với lương tâm nghề nghiệp, BS, điều dưỡng không thể nào bỏ mặc bệnh nhân. "Chúng tôi hằng ngày, hằng giờ cố gắng giành giật mạng sống từng bệnh nhân từ tay tử thần. Không ít lần đồng nghiệp chúng tôi phải trốn vào một góc khóc vì không thể cứu được bệnh nhân; rồi trước những bệnh nhân nghèo không có khả năng đóng viện phí, những trẻ bị bố mẹ bỏ rơi, chúng tôi không ngần ngại bỏ tiền túi ra giúp, chung tiền mua sữa cho các con... Vì thế, mong cộng đồng đừng tàn ác với ân nhân" - ông Vinh nói.

BS Đỗ Hoàng Giao, nguyên Giám đốc BV Nhân dân Gia Định (TP HCM), nói rằng thầy thuốc bị hành hung không chỉ để lại những vết thương trên cơ thể mà hậu quả tâm lý mới là chuyện lớn hơn. Trong nghề y, sự tập trung cao độ là vô cùng cần thiết, nếu BS phải làm việc trong trạng thái bất ổn thì hoàn toàn bất lợi cho họ và cả bệnh nhân.

"Nếu BS bị thương, không tiếp tục được trong khi có những ca cấp cứu đang cần trợ giúp ngay lập tức thì sẽ thế nào? Vô tình bệnh nhân sẽ trở thành nạn nhân gián tiếp của đòn tấn công" - BS Giao nhắc nhở.

Nghề nghiệp là tấm lá chắn hữu hiệu nhất

Trong khi đó, theo BS Nguyễn Minh Tiến, Phó Giám đốc BV Nhi Đồng TP HCM, kỹ năng giao tiếp và sự cố gắng trong công việc là những lớp bảo vệ hữu hiệu nhất cho người thầy thuốc. "Tôi nghĩ chúng ta cần điều trị con người chứ không phải chỉ điều trị căn bệnh. Trong mọi tình huống, luôn phải có sự đối thoại giữa BS với bệnh nhân hoặc thân nhân của họ" - BS Tiến nêu quan điểm.

"Với một ca bệnh không có hy vọng cứu, BS vẫn cố gắng làm mọi điều có thể. Đó không chỉ là trách nhiệm với nghề - sự tìm kiếm những phép mầu mong manh nhất mà còn là niềm an ủi với người nhà bệnh nhân. Họ cần được cho biết những tiên lượng xấu để chuẩn bị tinh thần. Họ cần được trả lời khi đang quá nóng ruột. Họ cần được thấy còn có người cố gắng. Như vậy, cho dù không có phép mầu xuất hiện, họ cũng bớt sốc, bớt đau lòng. Đừng bao giờ im lặng khép chặt cánh cửa phòng bệnh trước mặt họ, để rồi chỉ bước ra với tin dữ rằng người thân họ đã chết" - BS Tiến chia sẻ.

Cũng theo BS Nguyễn Minh Tiến, đôi khi có những điều hết sức vặt vãnh cũng đủ tạo thành sóng gió một khi thân nhân người bệnh đang trong trạng thái căng thẳng cao độ. Ví dụ họ yêu cầu hút đờm cho bệnh nhân, điều dưỡng lẳng lặng đi vào phòng lấy dụng cụ. Trong một vài phút đó, họ không biết rằng cô điều dưỡng đi lấy dụng cụ mà tưởng rằng đã bỏ mặc người thân của họ, thế là sinh chuyện. Hoặc trong cấp cứu còn có một quy trình đó là phân loại bệnh nhân, nhằm để hiệu quả cấp cứu được cao nhất. Nếu nhân viên y tế kiểm tra ban đầu không giải thích, chỉ im lặng bỏ đi, chuyện hiểu lầm sẽ dễ xảy ra... 

Cứng rắn với kẻ gây rối

BS Nguyễn Minh Tiến cho biết nhiều lần ông và các đồng nghiệp đã cố gắng mềm mỏng trước sự nóng nảy của thân nhân người bệnh. Tuy nhiên, với những trường hợp gây rối thực sự, các nhân viên y tế sẽ nhanh chóng nhấn chuông báo động, kêu gọi trợ giúp… Một vụ náo động trong BV xảy ra thì nạn nhân không chỉ có BS mà những bệnh nhân khác đang cần được chăm sóc cũng trở thành nạn nhân gián tiếp. Hiện BV Nhi Đồng TP HCM có trang bị một số chuông báo động, lực lượng bảo vệ được tập huấn, có liên kết với công an địa phương... để đề phòng các tình huống này.

A.THƯ

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo