xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Giá điện phải minh bạch!

Chung Thanh Huy

Những sự việc gây tranh cãi thời gian qua liên quan đến biểu giá điện và việc hóa đơn điện tăng cao bất thường đặt ra một bài toán: phân chia số bậc và mức giá từng bậc thế nào cho hợp lý, đồng thời kiểm soát hoạt động ghi và tính tiền điện bảo đảm minh bạch, chứ không phải đưa điện về một mức giá

Bộ Công Thương vừa chính thức đề xuất về cơ cấu biểu giá bán lẻ điện: Một là, phương án giá điện sinh hoạt từ 6 bậc hiện hành còn 5 bậc. Hai là, áp dụng song song cơ cấu biểu giá bán lẻ điện cho mục đích sinh hoạt 5 bậc và giá bán lẻ điện một giá. Người tiêu dùng (NTD) được quyền lựa chọn áp dụng giá sinh hoạt 5 bậc hoặc giá bán lẻ điện một giá.

Không ít ý kiến cho rằng dù với phương án nào, NTD vẫn chưa thể thực sự lựa chọn giá điện hợp lý khi chưa có thị trường điện cạnh tranh và phương án xây dựng giá điện vẫn còn nhiều rối rắm, mập mờ. Mặt khác, cách tính điện theo cơ chế một giá hay bậc thang đều đang được các nước trên thế giới áp dụng có ưu - nhược điểm khác nhau.

Về lý thuyết, phương án điện một giá giúp NTD có thêm quyền lựa chọn; việc tính giá đơn giản, dễ theo dõi, bình đẳng với tất cả khách hàng cùng mua một loại hàng của một nhà cung ứng. Tuy nhiên, khoảng 20%-30% người sử dụng lượng điện cao sẽ có lợi; NTD dùng mức thấp chiếm 70%-80% sẽ thiệt thòi.

Chính phủ đã có mức giá bán lẻ bình quân (hiện là 1.864,44 đồng/KWh) dựa trên các tính toán trong quá trình sản xuất, kinh doanh, mua bán, bán buôn…, bảo đảm lợi ích các bên. Còn Bộ Công Thương đưa ra 2 phương án nâng lên 145% và 155% so với giá bán lẻ điện bình quân nhưng lại không có lời giải thích rõ ràng, thuyết phục. Trong lúc EVN đang mua điện từ nhiều nguồn khác nhau với nhiều mức giá khác nhau, sau khi tính toán lại, mức giá điện trung bình là bao nhiêu? Có thực sự đem lại lợi ích về kinh tế cho NTD?

Trong cả 2 phương án Bộ Công Thương vừa đưa ra chỉ có 1 mốc bậc 1 là 0-100 là bằng 90% giá bán lẻ điện bình quân. Còn 4 bậc trên từ 101 đến 200 và 700 trở lên thì mức đều cao hơn giá bán lẻ điện bình quân. Rõ ràng giá bán lẻ bình quân thực tế cao hơn điện bình quân Chính phủ quy định.

Nên giảm số bậc cho phù hợp với thực tế, cụ thể là giảm 5 bậc như hiện nay xuống còn 3 bậc: bậc 1 từ 1-100 KWh cho những gia đình khó khăn ở mức giá được hỗ trợ, bậc tiếp theo từ 101-499 KWh với mức giá bình quân, còn trên 500 KWh sẽ phải giá cao hơn. Điện là một mặt hàng thiết yếu và có tính đặc thù, không thể theo kiểu càng mua nhiều càng rẻ. Bởi một số nguồn tài nguyên sản xuất ra điện đều có nguy cơ cạn kiệt theo thời gian.

Trên thế giới, các nước xây dựng biểu đồ giá điện khác nhau, có nơi 3 bậc, có nơi 8 bậc. Song dù xây dựng biểu đồ thế nào thì cũng cần bảo đảm doanh số bán điện chia cho sản lượng điện phải bằng giá điện bình quân. Xét về mặt kinh tế, áp dụng một giá điện khó tạo động lực để thực hiện tốt chính sách khuyến khích tiết kiệm điện, cũng sẽ không thực hiện được chính sách an sinh xã hội đối với các hộ nghèo, hộ gia đình chính sách.

Có một thực tế những sự việc gây tranh cãi thời gian qua liên quan đến biểu giá điện và việc hóa đơn điện tăng cao bất thường đặt ra một bài toán: phân chia số bậc và mức giá từng bậc thế nào cho hợp lý, đồng thời kiểm soát hoạt động ghi và tính tiền điện bảo đảm minh bạch, chứ không phải đưa điện về một mức giá. Đó mới là căn nguyên của vấn đề.


Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo