xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Gia đình -môi trường giáo dục đầu tiên

Thạc sĩ Nguyễn Thị Bách Thảo

Nếu trải qua tuổi thơ trong một gia đình không đầm ấm hoặc cha mẹ quá khắc nghiệt hay che chở quá mức…, trẻ sẽ gặp khó khăn trong các mối quan hệ khi lớn lên và có những ứng xử sai lệch

Đứng ở góc độ tâm lý học để phân tích nạn “giang hồ nhí” thì việc hành hung bạn dã man chứng tỏ các em đang có rối nhiễu tâm lý. Điều này phụ thuộc vào nhiều yếu tố như: hoàn cảnh gia đình, môi trường sống, độ tuổi phát triển tâm sinh lý… Trong phạm vi bài viết này, tôi muốn tìm về nguồn gốc sâu xa của vấn đề, đó là thời thơ ấu và các nhu cầu của trẻ.

Tùy thuộc cách ứng xử của cha mẹ

Con người hoạt động và ứng xử là nhằm thỏa mãn những nhu cầu cơ bản của bản thân, đó là các nhu cầu về vật chất, cảm xúc, xã hội… Các nhu cầu vật chất của đứa trẻ tuổi bế bồng được đáp ứng như thế nào sẽ ảnh hưởng mạnh mẽ đến việc hình thành và phát triển nhân cách về sau. Nếu được đáp ứng một cách đầy đủ với sự yêu thương, tôn trọng, trẻ sẽ có xu hướng hình thành lòng tin vào bản thân, người khác và thế giới mình đang sống. Ngược lại, các đòi hỏi nhu cầu vật chất không được đáp ứng hoặc đáp ứng bằng sự giận dữ, ép buộc thì có thể sẽ gây tổn thương về mặt tâm lý cho trẻ về sau như lo âu, phản kháng, mất lòng tin hoặc trở nên hung hãn.


Hai học sinh ở Đắk Lắk bị công an khởi tố, bắt tạm giam vì đánh bạn đến lún sọ để… thể hiện đàn anh Ảnh: Cao Nguyên

Hai học sinh ở Đắk Lắk bị công an khởi tố, bắt tạm giam vì đánh bạn đến lún sọ để… thể hiện đàn anh Ảnh: Cao Nguyên

Bên cạnh đó, các nhu cầu về cảm xúc cũng đóng vai trò quan trọng trong việc hình thành nhân cách và cách ứng xử của trẻ khi trưởng thành. Ví dụ, khi trẻ khóc vì đói, người mẹ thỏa mãn nhu cầu vật chất của con bằng cách ôm ấp, vỗ về, cho bú sẽ đồng thời đáp ứng nhu cầu cảm xúc của trẻ. Nếu người mẹ không đáp ứng hoặc cho con bú trong sự giận dữ thông qua cách bế bồng, trò chuyện sẽ khiến trẻ bị hụt hẫng về cảm xúc. Do đó, 2 đứa trẻ sống trong 2 bầu không khí gia đình khác nhau sẽ hình thành nên 2 xu hướng nhân cách khác nhau.

Việc một trẻ vị thành niên đối xử tàn bạo với bạn bè có thể giải thích dựa theo các phân tích trên. Sự hụt hẫng trong việc được đáp ứng nhu cầu thời ấu thơ dẫn đến việc trẻ cảm thấy yếu đuối, không có lòng tin, thiếu sự cảm thông. Cảm giác tự ti từ sâu thẳm trong lòng đứa trẻ sẽ hình thành nên kiểu phản kháng với xã hội. Vì cảm giác thất bại, sợ không được thừa nhận khiến trẻ có khuynh hướng khỏa lấp bằng vũ lực để khiến người khác sợ, phục tùng nhằm thỏa mãn nhu cầu được tôn trọng, nhìn nhận.

Những đứa trẻ trải qua tuổi thơ trong một gia đình không đầm ấm, không cảm nhận đầy đủ tình yêu thương, cha mẹ không dành thời gian cho con hay quá khắc nghiệt, không cho con sự tự do hoặc che chở quá mức… đều gây cho trẻ những tổn thương. Từ đó, trẻ sẽ gặp khó khăn trong các mối quan hệ khi lớn lên và có những ứng xử sai lệch.

Cần tiếp cận về tâm lý, xã hội

Với tình trạng “giang hồ nhí”, ngoài việc xử lý theo pháp luật, theo tôi, cần có cách tiếp cận khác về mặt tâm lý và xã hội, kể cả nạn nhân và người hành hung… Nhiều bậc cha mẹ phó mặc việc giáo dục cho nhà trường mà quên rằng chính gia đình mới là chiếc nôi giáo dục đầu tiên của mỗi đứa trẻ; là nơi hình thành và phát triển nhân cách của trẻ những năm đầu đời. Vì vậy, ngoài các liệu pháp trị liệu cá nhân cho trẻ, cũng nên có liệu pháp trị liệu gia đình cho chính cha mẹ của các em.

Chúng ta cũng có thể cân nhắc việc hình thành các tổ công tác do những chuyên gia về xã hội học, tâm lý học tiếp cận trẻ có hành vi bạo lực và nạn nhân nhằm hỗ trợ trẻ vượt qua khó khăn về tâm lý. Sự xử phạt của pháp luật là cần thiết nhằm răn đe nhưng để các em có thể tái gia nhập xã hội, có thái độ ứng xử phù hợp với các quy chuẩn của xã hội, rất cần sự dìu dắt của những người có chuyên môn và nhất là gia đình. Khó khăn ở đây là do nhìn nhận của xã hội chưa nhiều về công tác tâm lý cho trẻ, chưa phát triển được các tổ hỗ trợ tâm lý, nặng xử lý lỗi hơn là sửa lỗi giúp trẻ…

Sự hình thành nhân cách của trẻ bắt đầu ở giai đoạn sớm, từ 0-3 tuổi. Trong đó, vai trò của gia đình, đặc biệt là người mẹ, hết sức quan trọng. Vì vậy, về mặt chiến lược, cần xem xét đến việc phổ cập kiến thức nuôi dạy con, nhất là các gia đình trẻ, để họ giáo dục con đúng và phù hợp ngay từ đầu.

(*) Xem Báo Người Lao Động từ số ra ngày 3-11

Gia đình - nhà trường - xã hội cùng phối hợp

Tình trạng “giang hồ nhí” xảy ra có phần trách nhiệm của nhà trường, gia đình, chính quyền - đoàn thể xã hội khi chưa thể hiện hết vai trò, chức năng của mình.

Theo đó, thầy cô giáo, nhà trường quan tâm, chú trọng về dạy chữ để học sinh thi thố trường này, trường khác... chứ chưa dành thời gian thỏa đáng, tâm huyết cho vấn đề rèn luyện, tu dưỡng đạo đức, hình thành nhân cách học sinh. Vai trò, chức năng của chính quyền - đoàn thể xã hội trong việc giáo dục thanh thiếu niên ở nhiều địa phương đã, đang bị suy giảm nặng, thậm chí bị thủ tiêu hoàn toàn. Nếu có làm thì chỉ mang tính hình thức, phong trào nên sự việc nghiêm trọng xảy ra rồi mới biết. Trong khi đó, thời gian trẻ sống ở gia đình là chủ yếu nhưng nhiều bậc cha mẹ chỉ lo kiếm tiền, phát triển đời sống vật chất mà sao nhãng hoặc không quan tâm chăm sóc, giáo dục chu đáo, thậm chí nuông chiều quá mức, khiến trẻ dễ sa ngã, hư hỏng. Ngoài ra, bản thân trẻ thiếu ý thức rèn luyện, tu dưỡng, tiêm nhiễm nặng thói đua đòi, bắt chước cái xấu.

Trong tình hình như hiện nay, nếu chỉ có nhà trường đơn phương giáo dục, e rằng khó thành công. Vì thế, cần sự phối hợp chặt chẽ, thường xuyên giữa nhà trường, chính quyền - đoàn thể xã hội và gia đình mới hình thành một lực lượng đủ mạnh để phòng ngừa, ngăn chặn tình trạng bạo lực trong học sinh, thanh thiếu niên.

Đỗ Tấn Ngọc

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo