xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Giá thuốc: Người nói cao, kẻ bảo thấp

Ngọc Dung - Nguyễn Quyết

Dù cơ quan quản lý đã đưa bằng chứng khẳng định rằng giá thuốc ở Việt Nam không cao nhưng với thực trạng giá thuốc bấy lâu nay khiến dư luận không khỏi hoài nghi

Lâu nay, giá thuốc ở Việt Nam được dư luận quan tâm vì nó ảnh hưởng trực tiếp đến chi tiêu của mỗi gia đình, nhất là đại bộ phận người dân có thu nhập thấp. Dự thảo Luật Dược (sửa đổi) đang được Quốc hội thảo luận tại kỳ họp thứ 10 lại một lần nữa xới lên câu chuyện về giá thuốc.

Đủ chiêu trò làm giá

Tại phiên thảo luận Luật Dược (sửa đổi) mới đây, nhiều đại biểu đã chỉ ra những bất cập trong việc quản lý giá thuốc ở Việt Nam. Thực tế không chỉ “làm giá” để bán thuốc, nhiều khảo sát được công bố cho thấy thuốc được mua bán lòng vòng qua nhiều tầng nấc, được coi như một chiêu của giới kinh doanh để đẩy giá lên cao.

Theo bà Phạm Khánh Phong Lan, Phó Giám đốc Sở Y tế TP HCM, đáng lẽ một viên thuốc sản xuất từ nhà máy đi qua công ty phân phối sẽ đến tay người tiêu dùng nhưng thực tế lại qua nhiều tầng lớp trung gian, đội rất nhiều chi phí, khiến giá thuốc tăng cao, đặc biệt là thuốc nhập ngoại. “Chúng ta phải thấy rõ chuyện độc quyền nâng giá chưa kiểm soát được trong khi giới kinh doanh mua bán lòng vòng, mua chuộc bác sĩ kê đơn. Dự thảo phải có quy định hạn chế tối đa tầng lớp trung gian, chế tài thật nghiêm chứ lâu nay chưa thấy ai bị phạt về hành vi này” - bà Lan đề nghị.

Ông Lê Như Tiến - Phó Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa, Giáo dục, Thanh niên, Thiếu niên và Nhi đồng của Quốc hội - tỏ ra bức xúc trước tình trạng giá thuốc nhập khẩu tăng vô tội vạ. “Có tình trạng 2 hiệu thuốc ở hàng dược cạnh nhau có thể bán giá chênh lệch 3-4 lần. Giá thuốc với giá trị phải tương thích với nhau chứ giá trị chỉ có 1 mà giá thuốc gấp 10 lần thì không được. Ngành y tế phải có biện pháp cụ thể để quản lý giá thuốc chứ không để xảy ra tình trạng này mãi được” - ông Tiến góp ý.

Một số đại biểu Quốc hội nhìn nhận công tác thanh tra, kiểm soát việc giá thuốc những năm qua rất yếu kém. Điều này khiến việc đấu thầu giá thuốc trở nên hình thức, còn tiêu cực đẩy giá thuốc tăng cao. Người bệnh không bao giờ được trả giá, bệnh viện bán giá nào thì bệnh nhân phải mua giá đó.

 

Giá thuốc tăng vô tội vạ tạo thêm gánh nặng cho người bệnhẢnh: Ngọc Dung
Giá thuốc tăng vô tội vạ tạo thêm gánh nặng cho người bệnhẢnh: Ngọc Dung

 

Giá thuốc sẽ giảm!

Trong khi đó, Bộ Y tế khẳng định giá thuốc hiện nay ở Việt Nam là không cao. Chứng minh điều này, Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến cho biết năm 2012, đoàn công tác của Bộ Y tế với sự tham gia của đại diện nhiều bộ, ngành đã tiến hành khảo sát giá 36 mặt hàng phổ biến trong các bệnh viện ở Trung Quốc và Thái Lan. Kết quả là giá thuốc của Việt Nam thấp hơn Trung Quốc từ 1,5-2 lần và Thái Lan từ 2-3 lần. Bộ trưởng Tiến còn viện dẫn kết quả khảo sát của Viện Chiến lược quốc gia, khẳng định giá thuốc gốc của Việt Nam luôn thấp hơn so với các nước trong khu vực. Đối với biệt dược, giá thành ở mức tương đương.

Gần đây nhất, tháng 3-2015, Tổ chức CMS quốc tế sau khi khảo sát cũng xác định giá thuốc tại Việt Nam chỉ bằng 0,79 lần so với mặt bằng chung của các nước khu vực Đông Nam Á, châu Á.

Trước ý kiến cho rằng quản lý giá thuốc đang bị thả nổi, tăng giá vô tội vạ, Bộ trưởng Nguyễn Thị Kim Tiến nhấn mạnh dự thảo Luật Dược lần này quy định giá thuốc được quản lý theo Luật Giá và Luật Đấu thầu nên sẽ khắc phục được tình trạng cùng một loại thuốc nhưng giá lại chênh lệch nhau quá lớn tại nhiều nơi như hiện nay. Bộ trưởng Bộ Y tế cũng khẳng định với nguyên tắc quản lý giá thuốc theo cơ chế thị trường, tôn trọng quyền tự định giá, cạnh tranh về giá của các tổ chức cá nhân kinh doanh thuốc theo quy định của pháp luật sẽ bảo đảm sự công khai, minh bạch hơn về giá, góp phần ổn định giá thuốc ở mức thấp.

 

Dân “đánh cược” sức khỏe cho bệnh viện, nhà thuốc

Ở nghị trường, đại biểu Quốc hội lo thuốc “bán như rau” thì ngoài xã hội, người dân hoang mang vì việc mua thuốc chữa bệnh hoàn toàn phụ thuộc vào kê đơn của bác sĩ hoặc tư vấn của người bán thuốc.

Chị Nguyễn Thị Lan (ngụ phường Đội Cấn, quận Ba Đình, Hà Nội) cho biết 2 con nhỏ của chị thường xuyên bị viêm họng. Khi đi khám, mỗi bệnh viện kê một loại thuốc; nơi kê kháng sinh ngoại vài trăm ngàn một liều, chỗ lại cho cả vỉ kháng sinh chỉ vài chục ngàn đồng. “Những người như tôi làm sao biết chọn cho con loại thuốc nào phù hợp, cứ giao phó sức khỏe cho bệnh viện, nhà thuốc” - chị Lan bộc bạch. Còn chị Phạm Hải Anh (ngụ phố Minh Khai, quận Hai Bà Trưng, Hà Nội) kể mới đây, chị mua 10 hộp men tiêu hóa Enterogemina 5 ml với giá 70.000 đồng. Trước đó, chị mua 10 hộp thuốc này tại một bệnh viện chỉ với giá 61.000 đồng. “Tôi không hiểu sao giá thuốc lại khác nhau đến vậy” - chị Hải Anh thắc mắc.

Đem những câu chuyện trên trao đổi với các chuyên gia y tế, đa số cho rằng người dân khá dễ dãi trong việc dùng thuốc chữa bệnh, mua thuốc và gần như bị lệ thuộc hoàn toàn vào việc tự định giá của bệnh viện, nhà thuốc. Lý giải thêm về việc nhiều loại thuốc tăng giá vô tội vạ, một trình dược viên chia sẻ: “Với một loại thuốc mới không có tên tuổi, nếu muốn “sống” trên thị trường thì phải có sự “hỗ trợ” rất lớn của bác sĩ trong việc kê đơn. Bởi thế mới có chuyện nhiều loại thuốc cùng hoạt chất do Ấn Độ, Hàn Quốc, Pakistan… sản xuất nhưng lại được bán với giá cao tương đương, thậm chí gấp đôi thuốc của Thụy Sĩ, Pháp.

 

 

Đại biểu Quốc hội  Trần Ngọc Tăng (Hà Tĩnh):
Đại biểu Quốc hội Trần Ngọc Tăng (Hà Tĩnh):

Không bộ nào muốn quản lý

Theo thống kê, ở Việt Nam đang có 25.000 loại thuốc, kiểm soát không xuể. Trong khi đó, hoạt động đấu thầu thuốc cực kỳ phức tạp, khó khăn. Bộ Tài chính không muốn chủ trì quản lý giá, Bộ Y tế cũng không nên giá thuốc trôi nổi. Còn Luật Dược đang soạn thảo thì lại chưa ổn.

 

 

Đại biểu Quốc hội Lê Nam (Thanh Hóa):
Đại biểu Quốc hội Lê Nam (Thanh Hóa):

Chợ quê nào cũng bán kháng sinh

Về bất cứ chợ quê nào cũng có hiệu thuốc, thậm chí tiệm tạp hóa cũng tự do bán kháng sinh. Còn ở thành phố, nhà thuốc dày đặc, nhiều đường phố san sát hiệu thuốc. Điều kiện kinh doanh, quản lý như thế nào? Có cảm giác chúng ta đang để kinh doanh thuốc phát triển tự do. Một dược sĩ được đứng tên rất nhiều cơ sở, cho thuê bằng, lừa dối cơ quan quản lý nhà nước. Người tiêu dùng không có quyền lựa chọn, chỉ có sự chấp nhận trong việc mua thuốc. Đau ốm rồi không mua thì không khỏi bệnh. Người mua hàng ở trạng thái là người yếu thế, bị bắt buộc, cưỡng bức trong việc mua bán tân dược.

Đã đến lúc chỉ bán thuốc theo đơn. Luật phải khẳng định như thế, cứ úp úp mở mở như hiện nay thì biết bao giờ mới kiểm soát được.

 

 

Đại biểu Quốc hội Lê Thị Nguyệt (Vĩnh Phúc):
Đại biểu Quốc hội Lê Thị Nguyệt (Vĩnh Phúc):

Phải giám sát chặt giá thuốc

Hiện nay, người dân tự đi mua thuốc, cứ bệnh là ra tiệm thuốc mua; người mua và người bán tự thỏa thuận với nhau chứ không cần kê đơn. Nguyên nhân do Bộ Y tế không ban hành danh mục thuốc nào phải kê đơn, không quy định rõ trách nhiệm. Cái thiếu là chúng ta chưa có cơ chế chặt chẽ giám sát minh bạch về giá thuốc, nhất là biệt dược, thuốc độc quyền. Do đó, Luật Dược (sửa đổi) cần bổ sung quy định cụ thể hơn đối với việc kiểm soát giá các loại thuốc này.

Ngoài ra, đội ngũ dược sĩ thiếu trầm trọng nhất là các vùng sâu, vùng xa, hải đảo. Do đó, cần quy định lộ trình, vai trò dược sĩ lâm sàng với hội đồng thuốc bệnh viện, quy định chặt chẽ kiểm nghiệm, nguyên liệu làm thuốc để người dân tiếp cận thuốc có chất lượng hơn.

 

 

Đại biểu Quốc hội Nguyễn Tiến Sinh (Hòa Bình):
Đại biểu Quốc hội Nguyễn Tiến Sinh (Hòa Bình):

Người bệnh bị “móc túi”

Ngay câu chuyện đấu thầu thuốc của một đơn vị, có bao nhiêu người kinh doanh dược thì ngành y tế nắm hết. Nhà nước không quản lý được và người dân bị “móc túi”. Phải tăng cơ chế quản lý thuốc.

Chất lượng thuốc hiện nay còn bỏ ngỏ, do nhà sản xuất công bố chứ không có cơ quan nào kiểm nghiệm về hiệu quả. Do đó, phải quy định chặt chẽ việc kiểm định chất lượng thuốc đưa ra thị trường. Cứ để nhà sản xuất, nhà thuốc tự công bố về chất lượng thuốc thì đố người bệnh biết thuốc đó thế nào.

 

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo