xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Giải phóng mặt bằng: Cần hành lang pháp lý riêng

Trần Văn Tường

Vướng khâu giải phóng mặt bằng thường dẫn đến chậm trễ tiến độ thi công, giải ngân, đội vốn đầu tư công, không đạt mục tiêu ban đầu đặt ra, đặc biệt dẫn đến tranh chấp, khiếu nại kéo dài

TP HCM được Chính phủ cho phép áp dụng thí điểm cơ chế, quy trình đặc thù để rút ngắn thời gian thực hiện bồi thường, hỗ trợ, tái định cư và bàn giao mặt bằng dự án có thu hồi đất trên địa bàn. Cơ chế này có đột phá so với cách làm cũ nhưng cũng chỉ mới gỡ được một phần.

Nhiều tuyến đường không thể giải tỏa

Ngoài các dự án đang triển khai vướng giải phóng mặt bằng như đường Trần Quốc Hoàn, Đỗ Xuân Hợp, Quốc lộ 13, Ung Văn Khiêm, Xô Viết Nghệ Tĩnh, xa lộ Hà Nội, Vành đai 2..., nhiều tuyến đường không thể giải tỏa, chậm giải tỏa kéo dài hàng chục năm, chủ đầu tư phải chừa lại, dẫn đến hiện tượng thắt cổ chai. 

Điển hình đường Trường Chinh đang rộng 60 m cho 12 làn xe lưu thông nhưng đoạn từ giao lộ Cộng Hòa đến ngã tư Bảy Hiền thì mặt đường bị thu hẹp còn 15 m. Trong khi đường Lê Trọng Tấn rộng 30 m nhưng đến gần cuối tuyến có đoạn nối giữa quận Tân Phú và quận Bình Tân dài hơn 500 m bị thắt cổ chai, mặt đường chỉ rộng 7 m, đủ cho 2 làn xe. Điều này làm bề rộng đường không đồng bộ, không phát huy tác dụng, còn gây kẹt xe cục bộ.

Nguyên nhân chậm giải phóng mặt bằng thì nhiều, dễ thấy nhất là giá bồi thường thấp hơn giá trên thị trường chuyển nhượng. Chưa có sự chuẩn bị đầy đủ, kịp thời xây dựng xong quỹ nhà bố trí tái định cư cho các trường hợp giải tỏa trắng cũng là một trong các nguyên nhân chính. Ngoài ra, chính quyền địa phương nhiều nơi thiếu trách nhiệm, chưa làm tốt vai trò tổ chức quản lý và thực hiện.

Giải phóng mặt bằng: Cần hành lang pháp lý riêng - Ảnh 1.

Đường Xô Viết Nghệ Tĩnh (quận Bình Thạnh) và Vành đai 2 đoạn qua phường Phú Hữu (TP Thủ Đức).Ảnh: Hoàng Triều

Rồi đến công tác di dời những công trình kỹ thuật: cấp điện, chiếu sáng, viễn thông, cấp nước, thoát nước, cây xanh và những chướng ngại vật khác... Việc triển khai thi công di dời để bàn giao mặt bằng xây dựng công trình giao thông, chỉ thực hiện được khi đã giải tỏa nhà dân. Mỗi công trình kỹ thuật cũng lập các thủ tục và triển khai thực hiện như một gói thầu xây dựng.

Triển khai công tác giải phóng mặt bằng phụ thuộc thủ tục chuẩn bị dự án. Những công việc này cũng mất nhiều thời gian, tùy quy mô và tính chất dự án có thể kéo dài vài năm mới xong khâu thủ tục trình duyệt dự án. Sau khi dự án được duyệt sẽ triển khai tiếp công việc khảo sát xây dựng và lập, thẩm định, phê duyệt thiết kế, dự toán xây dựng, cấp giấy phép xây dựng (đối với công trình theo quy định phải có giấy phép xây dựng), tổ chức lựa chọn nhà thầu và ký kết hợp đồng xây lắp công trình, giám sát xây dựng rồi mới triển khai thi công...

Khắc phục chậm giải phóng mặt bằng

Để khắc phục, trước hết, chính sách bồi thường phải theo sát thực tế và phù hợp với giá chuyển nhượng trên thị trường tại cùng một thời điểm. Mức giá bồi thường cho người dân trong quy hoạch và dự án hay cùng khu vực đồng đều như nhau, người bị giải tỏa bởi các dự án công ích, công cộng, công trình giao thông nên được bồi thường như người bị giải tỏa trong các dự án bất động sản, địa ốc, nhà ở. Dự án đang vướng giải phóng mặt bằng vì giá đất bồi thường thấp, xem xét thấu đáo và có giải pháp hài hòa lợi ích, có thể cho phép điều chỉnh hệ số bồi thường một cách linh hoạt tùy theo vị trí phù hợp với giá chuyển nhượng trong điều kiện bình thường và khấu trừ nghĩa vụ tài chính.

Những việc này đòi hỏi sự tận tâm, có trình độ và am hiểu sâu sắc về pháp luật của cán bộ làm công tác giải phóng mặt bằng. Hơn nữa, có bản lĩnh, sáng tạo, tham mưu, phân tích cho cấp thẩm quyền hiểu rõ và mạnh dạn giải quyết vấn đề phát sinh từ thực tế mà luật pháp chưa bao quát hết trên tinh thần hợp lý, hợp tình. Kịp thời công khai các chính sách bồi thường, giải thích cặn kẽ, vận động, tuyên truyền cho người dân bị giải tỏa hiểu rõ thông tin và tìm sự đồng thuận.

Với các trường hợp bị giải tỏa trắng, nếu có nhu cầu tái định cư, không nhất thiết chờ bố trí trong dự án mà có thể linh hoạt trưng dụng quỹ nhà tái định cư ở các quận, huyện và dự án khác còn dư ra.

Cần hành lang pháp lý riêng, ưu tiên cho việc giải phóng mặt bằng để không bị động. Nên chăng với dự án giao thông có "bồi thường, hỗ trợ, tái định cư", sau khi có quyết định chủ trương đầu tư, chính quyền địa phương nơi có dự án cập nhật vào kế hoạch sử dụng đất trình phê duyệt và tách riêng nội dung "bồi thường, hỗ trợ, tái định cư" cùng với việc di dời các công trình kỹ thuật thành một dự án độc lập sử dụng nguồn vốn riêng để chủ động triển khai trước các thủ tục theo quy định, giải phóng mặt bằng mà không chờ đến khi duyệt xong dự án đầu tư xây dựng.

Nên quy định trách nhiệm giải phóng mặt bằng là nhiệm vụ của chính quyền địa phương và phải thực hiện hoàn tất thì chủ đầu tư mới nhận bàn giao đất hoặc chỉ triển khai thi công khi đã giải tỏa cơ bản hoàn thành.
Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo