xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

TP HCM: Gỡ "nút thắt" giải phóng mặt bằng để dự án đầu tư bứt tốc

QUỐC ANH

(NLĐO) - Công tác giải phóng mặt bằng kéo dài khiến các dự án đầu tư bị chậm tiến độ giải ngân vốn, đội vốn đầu tư công và về đích trễ. Hơn nữa, tiền lệ xấu này còn gây lãng phí nguồn vốn đầu tư và bức xúc cho người dân.

Nhiều dự án "đắp chiếu" vì vướng mặt bằng

Không khó để điểm qua các dự án đầu tư phát triển hạ tầng giao thông trên địa bàn TP HCM bị chậm triển khai, giãn tiến độ, thậm chí là "đắp chiếu"… mà một trong những nguyên nhân chính là công tác giải phóng mặt bằng kéo dài.

TP HCM: Gỡ nút thắt giải phóng mặt bằng để dự án đầu tư bứt tốc - Ảnh 1.

Động thổ năm 2015 và chính thức khởi công năm 2017, nhưng đến nay đoạn tuyến Phạm Văn Đồng - nút giao Gò Dưa của Vành đai 2 TP HCM vẫn chưa thể hoàn thành.

Đơn cử như trên địa bàn TP Thủ Đức có dự án Vành đai 2, đoạn Phạm Văn Đồng – Gò Dưa (dự án BT) dài 2,75 km đang "đắp chiếu". Dự án tạm ngưng thi công từ tháng 3-2020 đến nay và mới đạt hơn 43% khối lượng thi công, dù động thổ năm 2015 và khởi công từ cuối năm 2017.

Ban bồi thường giải phóng mặt bằng TP Thủ Đức đã bàn giao mặt bằng cho nhà đầu tư đạt 75% và nhà đầu tư cũng đã tạm ứng tiền phục vụ công tác bồi thường, hỗ trợ, giải phóng mặt bằng của dự án BT 960 tỷ đồng.

Hiện nhà đầu tư vẫn tạm ngưng thi công do vướng mặt bằng và đang chờ UBND TP Thủ Đức và các sở ngành xem xét điều chỉnh thời gian thực hiện dự án, điều chỉnh dự án, ký điều chỉnh phụ lục hợp đồng BT, thanh toán đất đối ứng…

Ngoài ra, trên địa bàn TP Thủ Đức cũng còn nhiều dự án "đắp chiếu" trong nhiều năm qua vì vướng mặt bằng. Chùm 3 dự án giao thông là cầu Nam Lý, cầu Tăng Long, cầu Long Đại với tổng vốn đầu tư gần 1.700 tỷ đồng đáng ra phải hoàn thành cách đây 2-3 năm nhưng giờ vẫn chưa biết khi nào mới xong. 

3 dự án này mới hoàn thành từ 30-60% khối lượng thi công.

Linh hoạt giải phóng mặt bằng, tạo quỹ đất sạch

Để tạo hành lang pháp lý giải quyết "điểm nghẽn" trong công tác giải phóng mặt bằng, Bộ Kế hoạch và Đầu tư đang xây dựng đề án tách tái định cư, giải phóng mặt bằng ra khỏi dự án đầu tư.

TP HCM: Gỡ nút thắt giải phóng mặt bằng để dự án đầu tư bứt tốc - Ảnh 2.

Cầu Nam Lý khởi công năm 2016, dự kiến hoàn thành năm 2018 nhưng chỉ mới thi công đạt 39% và "đắp chiếu" từ năm 2019 đến nay

Góp ý cho đề án, Sở Tài nguyên và Môi trường TP HCM kiến nghị Bộ Kế hoạch và Đầu tư hướng dẫn về nội dung và trình tự thực hiện lập, thẩm định, phê duyệt và tổ chức thực hiện dự án bồi thường, hỗ trợ, tái định cư để thực hiện độc lập với dự án đầu tư xây dựng có thu hồi đất bằng nguồn vốn ngân sách; hoặc tạm ứng vốn từ Quỹ Phát triển đất của TP để tạo quỹ đất sạch thực hiện đấu thầu dự án đầu tư có sử dụng đất (kể cả dự án thực hiện theo phương thức hợp tác công tư); hoặc đấu giá quyền sử dụng đất dự án có sử dụng đất và hướng dẫn xử lý đối với các dự án bồi thường, hỗ trợ, tái định cư đã phê duyệt trước ngày Luật Đầu tư công có hiệu lực.

Đối với dự án đi qua nhiều quận - huyện trên địa bản TP, kiến nghị được phép tách nội dung bồi thường, giải phóng mặt bằng trên địa bàn từng quận - huyện thành dự án độc lập và do tổ chức làm nhiệm vụ bồi thường, hỗ trợ, tái định cư quận - huyện làm chủ đầu tư dự án bồi thường, giải phóng mặt bằng trên địa bản của mình.

Ngoài ra, Sở Tài nguyên và Môi trường TP còn kiến nghị bổ sung cơ chế điều hành, quản lý xây dựng, phân bổ vốn trong kế hoạch đầu tư công trung hạn và kế hoạch đầu tư công hàng năm để bố trí đủ vốn cho dự án bồi thưởng, giải phóng mặt bằng trong năm được xác định là phê duyệt phương án bồi thường, hỗ trợ, tái định cư của người bị thu hồi đất.

Mục đích là để Ban bồi thường, giải phóng mặt bằng kịp thời chi trả bồi thường, hỗ trợ, tái định cư cho người bị thu hồi đất, không phát sinh thêm chi phí do chậm chi trả bồi thường, hỗ trợ, tái định cư quy định tại Khoản 2 Điều 93 Luật Đất đai.

TP HCM: Gỡ nút thắt giải phóng mặt bằng để dự án đầu tư bứt tốc - Ảnh 3.

Cầu Tăng Long khởi công năm 2017 với tổng vốn đầu tư 450 tỷ đồng, dự kiến hoàn thành năm 2019 nhưng đến nay mới đạt hơn 30% khối lượng thi công.

Sở Tài nguyên và Môi trường TP cho rằng cần sớm tổ chức lại Ban Bồi thường giải phóng mặt bằng quận - huyện thành Trung tâm phát triển quỹ đất quận - huyện do UBND quận - huyện quản lý để đảm bảo là một đầu mối trong thực thi nhiệm vụ bồi thường, hỗ trợ, tái định cư và vai trò chủ đầu tư dự án bồi thưởng, giải phóng mặt bằng.

Lồng ghép quy trình để đẩy nhanh tiến độ

Sở Tài nguyên và Môi trường TP cũng góp ý cụ thể đối với dự thảo Nghị quyết của Quốc hội về thí điểm tách công tác bồi thường, hỗ trợ, tái định cư, giải phóng mặt bằng thành dự án độc lập và một số cơ chế, chính sách đẩy nhanh tiến độ thực hiện.

Sở Tài nguyên và Môi trường cho hay về mặt nguyên tắc, việc tách dự án bồi thường, giải phóng mặt bằng và dự án xây lắp chỉ được thực hiện khi dự án đầu tư được phê duyệt. Theo nội dung dự thảo Nghị quyết, dự án bồi thường, giải phóng mặt bằng không tách hắn ra khỏi dự án xây lắp, mà sau này khi thực hiện xong thì dự án bồi thường, giải phóng mặt bằng vẫn phải nhập chung với dự án xây lắp để thực hiện việc quyết toán.

Mặt khác, cũng cần làm rõ dự án bồi thường, giải phóng mặt bằng được tách ra có bao gồm dự án tái định cư luôn hay không? Bởi vì trên thực tế, dự án tái định cư cũng mất rất nhiều thời gian để thực hiện hoàn tất. Do đó, Sở Tài nguyên và Môi trường kiến nghị cần có những quy định hướng dẫn rõ hơn về việc này.

Về xu hướng lâu dài, việc tách dự án bồi thường, giải phóng mặt bằng thành dự án độc lập sẽ tạo điều kiện để chuẩn bị nhân lực thực hiện việc lập, thẩm định, phê duyệt, quyết toán dự án bồi thường, giải phóng mặt bằng. Ngoài ra, cũng cần quy định rõ thời điểm tách là thời điểm nào vì theo Luật Đầu tư công thì phần bồi thường, giải phóng mặt bằng chỉ được tách khi quyết định chủ trương đầu tư.

Quy trình về bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất sẽ được thực hiện sau khi đã hoàn thành việc lập, thẩm định, phê duyệt dự án bồi thường, giải phóng mặt bằng. Do đó, cần nghiên cứu kết nối, lồng ghép giữa 2 quy trình này với nhau thì sẽ nâng cao hiệu quả, đẩy nhanh tiến độ bàn giao mặt bằng của các bồi thưởng, giải phóng mặt bằng, vốn là "điểm nghẽn" quan trọng của các dự án đầu tư có liên quan đến thu hồi đất và bồi thường, hỗ trợ, tái định cư.

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo