xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Giữ gìn và phát triển mảng xanh cho TP HCM

Trần Văn Tường

Rà soát quy hoạch phân khu trên cơ sở quy hoạch chung TP HCM, có sự điều chỉnh phù hợp với nhu cầu phát triển mảng xanh; các công trình đều hướng đến bảo vệ môi trường và cảnh quan tạo không gian xanh...

Một lần nữa, mảng xanh cho TP HCM được đặt ra khi vừa qua, 14 cổ thụ trên nhiều tuyến đường thuộc quận 1, 3, 5, 6, và quận 10 bị đốn hạ sau khi đơn vị quản lý phát hiện cây có dấu hiệu "suy yếu, già cỗi, mục gốc", nguy cơ ngã đổ. Nhiều người tiếc nuối bởi nếu phát hiện kịp thời những dấu hiệu suy yếu để chăm chút "chữa trị" thì đã giữ được những cây xanh này cho thành phố.

Thiếu trầm trọng mảng xanh

Theo đồ án điều chỉnh Quy hoạch chung xây dựng TP HCM đến năm 2025 do Thủ tướng Chính phủ phê duyệt, tổng diện tích cây xanh trên toàn thành phố khoảng 6.259 ha, tương ứng với chỉ tiêu quy hoạch đất cây xanh khoảng 6,3 m2/người.

Tuy nhiên, theo Trung tâm Quản lý hạ tầng kỹ thuật - Sở Xây dựng TP HCM, toàn thành phố hiện có 508,561 ha đất công viên, chỉ tiêu đất công viên công cộng của TP HCM chỉ đạt bình quân 0,55 m2/người (trên quy mô dân số 9 triệu người), thấp hơn nhiều so với quy hoạch được phê duyệt. 

Khu vực nội thành, nhiều đồ án quy hoạch phân khu chưa quan tâm đúng mức để phát triển mảng xanh, khi xây dựng công trình đã có nhiều hàng cổ thụ bị đốn hạ. Nhiều tuyến đường có cây xanh nhưng còi cọc, trồng cách xa nhau, khó đủ khả năng lọc không khí. Các quận, huyện ngoại thành không có công viên có diện tích lớn để người dân vui chơi, thư giãn.

Giữ gìn và phát triển mảng xanh cho TP HCM - Ảnh 1.

TP HCM đang rất “khát” những mảng xanh đô thị. Ảnh: HOÀNG TRIỀU

Trong khi đó, hầu hết các thành phố phát triển trên thế giới đều không ngừng phát triển mảng xanh tạo bóng mát, cảnh quan, giảm khói bụi, thanh lọc khí độc.

Điển hình tại Singapore, để có được mảng xanh ngày nay, chính quyền hoạch định chủ trương xem cây xanh đường phố là xương sống cho "thành phố trong vườn", mọi cơ hội phát triển mảng xanh được tích hợp vào khung chính sách. Singapore đã có hơn 2 triệu cây dọc các tuyến đường và những khu đất thuộc nhà nước, hầu hết công trình công cộng và tư nhân đều có mảng xanh.

Cũng vì vậy, dù là hòn đảo nhỏ, mật độ dân số cực kỳ cao, tỉ lệ đô thị hóa gần 100% nhưng cảnh quan luôn xanh tươi. Cây xanh trên đường phố, nhất là loại cổ thụ, được xem như di sản, được chăm chút và giữ gìn cẩn thận. 

Đơn vị quản lý "thăm khám" kịp phát hiện những dấu hiệu bất thường, hư hại để "chữa trị" giúp duy trì sự phát triển trở lại cho cây, nếu phát hiện nguy cơ ngã đổ thì bảo vệ chống đỡ và kích thích bộ rễ đâm sâu dưới lòng đất.

Giải pháp tăng độ phủ cây xanh

Nên chăng, rà soát quy hoạch phân khu trên cơ sở quy hoạch chung TP HCM và có sự điều chỉnh phù hợp với nhu cầu phát triển mảng xanh. Quy định bằng hành lang pháp lý, các công trình đều hướng đến bảo vệ môi trường và cảnh quan tạo không gian xanh.

Trên đường phố và nơi công cộng, ưu tiên không gian trồng cây, phát triển mảng xanh. Đô thị hóa cũng phải bảo tồn lợi ích thiên nhiên đã mang lại, mở đường, làm cầu, xây dựng công trình hãy xem xét tận dụng lại tối đa mảng xanh, nhất là loại cổ thụ lâu năm.

Khuyến khích người dân, doanh nghiệp trồng cây phát triển mảng xanh. Tùy theo điều kiện có thể lồng ghép hình thành các công trình xanh, khu dân cư xanh. Tăng mật độ cây xanh tối đa với các dự án nhà ở, bệnh viện, trường học, cơ sở tư nhân, cơ quan nhà nước... Đồng thời có biện pháp chế tài các chủ đầu tư sử dụng sai mục đích đất dành cho cây xanh.

Cần lập danh sách các loại cây tùy kích cỡ và chuẩn loại lâu năm xem như "di sản" để ưu tiên bảo tồn, điều chỉnh hạng mục công trình không ảnh hưởng. Phát hiện kịp thời các dấu hiệu bất thường để xử lý, bảo vệ mảng xanh, nhất là loại cổ thụ. Trường hợp buộc phải đốn hạ, nên thông báo rộng rãi trước đó vài ngày để người dân không bất ngờ, thắc mắc. 

Hơn nữa, cần có ý kiến đánh giá của hội đồng chuyên môn thuộc Liên hiệp Các hội Khoa học và Kỹ thuật TP HCM. Sau khi đốn hạ hoặc di dời những cây cũ nên trồng ngay cây mới để thay thế, lấp bớt khoảng trống.

Nên tận dụng hai bên sông Sài Gòn tạo cảnh quan và không gian xanh thông suốt, công trình phục vụ cộng đồng, phát triển văn hóa, thu hút du lịch. Như bờ Đông phía Thủ Thiêm (kết nối với đô thị sáng tạo theo chủ trương, định hướng chiến lược phát triển mới của TP HCM nằm trên trục phát triển cho TP Thủ Đức) và bờ Tây (từ quận Bình Thạnh đến quận 4, tiếp giáp trung tâm nội thành) có dải công viên cây xanh và nơi sinh hoạt cộng đồng để ai cũng có thể dạo bộ, đi xe đạp, ngắm cảnh, du lịch...

Lợi ích phát triển mảng xanh bên sông Sài Gòn

Phát triển mảng xanh hai bên sông Sài Gòn sẽ thuận lợi, có giá trị về lâu dài. Thứ nhất, hạn chế giải tỏa nhà dân và tốn kém trong đền bù giải phóng mặt bằng vì phần lớn là đất công.

Thứ hai, vị trí thích hợp trong quy hoạch kết hợp khai thác thu hút du lịch và phát triển văn hóa.

Thứ ba, mở rộng không gian phục vụ cộng đồng, nâng cao chất lượng sống cho người dân.

Thứ tư, bảo vệ nguồn nước mặt phục vụ cung cấp nước sinh hoạt cho nhân dân thành phố và các khu vực lân cận cũng chính là bảo vệ tài nguyên quý giá, hệ thống sinh thái, nguồn lợi thủy hải sản, giảm thiểu ô nhiễm môi trường. Có biện pháp lường trước rủi ro, ngăn ngừa từ xa, loại trừ cơ hội xả nước thải chưa qua xử lý ra sông Sài Gòn.

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo