Trước đó, hồ sơ khảo sát đã phát cho một số HS ở quận Cầu Giấy dựa trên mẫu chung do Bộ Y tế xây dựng đã đặt câu hỏi đối với HS tiểu học, như: Kỳ kinh cuối cùng ngày nào? Biện pháp tránh thai đang dùng? Số lần có thai? Số lần sẩy thai? Có hút thuốc lá, thuốc lào không? Uống rượu bia thường xuyên không?...
Dù đây là sai sót không lớn nhưng bộc lộ nhiều vấn đề về đội ngũ cán bộ, công chức, người được giao quản lý, điều hành. Đó là sự cẩu thả, máy móc, rập khuôn trong thực hiện nhiệm vụ được giao. Trách nhiệm trong vụ việc này không chỉ của một vài cá nhân. Nếu Sở Y tế nói rõ về mục đích, tách bạch các nội dung phù hợp với đối tượng khảo sát, Phòng Y tế và lãnh đạo nhà trường hoặc các giáo viên trực tiếp phát phiếu khảo sát quan tâm, đọc lướt qua nội dung phiếu khảo sát… thì các tờ phiếu với nội dung phản cảm sẽ không thể đến tay HS và phụ huynh.
Đây là bài học đắt giá cho đội ngũ cán bộ, công chức trong triển khai các nhiệm vụ chính trị, chuyên môn được giao. Chính cách làm việc “trên bảo sao mình làm vậy” mà không có sự chú tâm, nhiệt huyết, sáng tạo trong công việc đã làm cho chất lượng, hiệu quả công tác chuyên môn đạt thấp, chưa đáp ứng yêu cầu giải quyết, phục vụ nhân dân ở một số cơ quan, đơn vị, địa phương trong thời gian qua.
Bình luận (0)