xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

"Học giỏi để làm gì?"- Câu hỏi khiến nhà giáo chân chính trăn trở

Lê Đức Đồng

Rộ lên những sai phạm động trời trong gian lận thi cử, thử hỏi còn đâu động lực cho học sinh học, còn đâu niềm tin để bấu víu vào mà vượt khó, vượt khổ trong học tập?


Một câu hỏi của học trò tôi : "Thưa thầy, bây giờ học để làm gì?" khiến tôi trăn trở, khắc khoải. Bao thế hệ học trò của tôi đã trưởng thành, bên cạnh những học trò thành đạt, còn có nhiều em học giỏi nhưng do nhiều nguyên nhân, vẫn không phát huy hết được tài năng của mình.

Tôi luôn khuyên bảo học sinh của mình cố gắng học thật giỏi để sau này không thua kém bạn bè, có chỗ đứng trong xã hội… Thế nhưng khi gặp riêng, những lời tâm sự chân thật của các em khiến tôi tê tái, xót xa. Đó là có em được cha mẹ "định hướng" làm quen thân với con ông to, bà lớn để biết đâu "sa hũ nếp" thì "ấm thân" sau này. Đó là những câu nói thẳng đầy chua chát: "Tụi em học giỏi nhưng không có "chân cẳng" gì cũng vậy thầy ơi!", "Có cái mác "con ông cháu cha" là khỏe nhất!", "Thằng đó chưa vô đại học nhưng đã có "ghế" ém sẵn rồi đó thầy!"… Chưa ra trường nhưng cái mà các em "học" được từ những người lớn xung quanh, những câu chuyện tiêu cực trong xã hội chính là mánh lới, thói giả dối, chạy theo hư danh.

Bây giờ lại rộ lên những sai phạm động trời trong gian lận thi cử. Người ta dùng quyền lực, dùng tiền để dành cho con cháu chỗ ngồi nơi giảng đường đại học không phải bằng kiến thức mà bằng mánh khóe, gian dối. Như vậy thử hỏi còn đâu động lực cho học sinh học, còn đâu niềm tin để bấu víu vào mà vượt khó, vượt khổ trong học tập? Bởi vì học giỏi cũng vậy, chưa chắc vượt qua nổi cửa ải đại học khi vẫn tồn tại nhiều gian dối, xảo trá như đã xảy ra ở Sơn La, Hà Giang, Hòa Bình. Cơn bão gian lận thi cử vừa qua đã quét đi ít nhiều niềm tin của đội ngũ giáo viên chân chính, của những học trò thật thà, chăm học thực sự…

Khi sự giả dối xuất hiện trong thi cử, trong giáo dục sẽ làm xói mòn niềm tin của xã hội vào giáo dục, bởi câu chuyện giáo dục là câu chuyện của mỗi nhà.

Rồi sẽ có những điệp khúc "đổi mới", "rút kinh nghiệm" và sẽ có những thay đổi trong thi cử. Không sao, học sinh, thầy cô đã quá quen với sự thay đổi này nhiều rồi. Cái đáng lo là làm sao vực dậy niềm tin đang mất dần trong mỗi học sinh sau quá nhiều tiêu cực của ngành giáo dục.

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo