xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Huyện, xã nào mới tách nên sáp nhập trước!

Phạm Văn Chung

Nếu việc sáp nhập diễn ra ồ ạt, không theo lộ trình sẽ ảnh hưởng đến cuộc sống, sinh hoạt bình thường của người dân

Câu chuyện Bộ Nội vụ đang lấy ý kiến về đề án sáp nhập đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã đang gây xôn xao dư luận, nhất là ở những đơn vị cấp huyện, cấp xã không đủ điều kiện tiêu chí về diện tích, dân số theo dự thảo. Cá nhân tôi thấy việc sáp nhập đơn vị cấp huyện, cấp xã là cần thiết, phải làm, xu thế không thể đảo ngược. Tuy nhiên, vấn đề là làm thế nào để việc sáp nhập mang lại hiệu quả thiết thực, bảo đảm tiến độ nhưng hạn chế tối đa các tiêu cực có thể phát sinh?

Có lẽ đây mới là câu hỏi cần có câu trả lời thông qua góp ý. Ai cũng biết, nói đến sáp nhập là nói đến chuyện bố trí, sắp xếp biên chế, bộ máy hiện có, "ai đi, ai ở" là rất khó khăn, nhạy cảm... Tuy nhiên, còn một vấn đề cũng không kém quan trọng phải giải quyết khi sáp nhập, nếu không xử lý khéo léo, thận trọng thì có thể phát sinh mâu thuẫn, ảnh hưởng đến tâm tư, tình cảm của người dân, đó là vấn đề lịch sử, truyền thống đặc thù của từng vùng gắn liền với địa danh cấp huyện, cấp xã có từ lâu đời. Bởi các đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã hiện nay bên cạnh một số mới được thành lập, chia tách sau khi đất nước giành được độc lập, thống nhất thì nhiều đơn vị cấp huyện, cấp xã đã tồn tại từ xa xưa, rất nhiều năm về trước, thậm chí có đơn vị đã có từ hàng trăm năm nay.

Do đó, việc sáp nhập các đơn vị hành chính này phải có lộ trình, cần được cân nhắc thận trọng ở nhiều khía cạnh, giải quyết nhiều vấn đề. Trong đó, yếu tố lịch sử, phong tục tập quán, thói quen cộng đồng của dân cư cần được quan tâm, xem xét kỹ lưỡng. Tuyệt đối không nên máy móc, rập khuôn tiến hành sáp nhập một cách cơ học. Bởi vì, có đơn vị hành chính tuy không bảo đảm tiêu chí về dân số, diện tích nhưng lại có tính đặc thù vùng miền, yếu tố truyền thống, lịch sử lâu đời… Ngược lại, nếu nhiều đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã có những nét tương đồng thì có thể bỏ qua tiêu chí để sáp nhập, hình thành một đơn vị mới vẫn hợp lý.

Ngoài ra, nếu việc sáp nhập diễn ra ồ ạt, không theo lộ trình sẽ ảnh hưởng đến cuộc sống, sinh hoạt bình thường của người dân như phải làm lại giấy tờ nhân thân, địa chỉ cư trú…, nhất là ở những nơi vừa phải sáp nhập cả cấp xã lẫn cấp huyện.

Với những lẽ trên, trước mắt, cơ quan chức năng nên xem xét sáp nhập các đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã mới được chia tách, thành lập trong thời gian gần đây. Theo đó, đơn vị nào mới chia tách mới thì sáp nhập lại như cũ. Đơn vị nào có thời gian chia tách gần nhất thì sáp nhập trước và cứ như thế lùi dần về mốc thời gian trước đó. Có như vậy, việc sáp nhập cấp huyện, xã vừa bảo đảm mục đích, yêu cầu đặt ra vừa tránh làm xáo trộn cuộc sống, sinh hoạt người dân, ảnh hưởng không tốt đến tâm lý, tình cảm của cán bộ...

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo