xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Khơi trong cho văn hóa học đường

ThS Trần Hùng Phi (Học viện Chính trị khu vực II, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh)

Xây dựng văn hóa học đường để hỗ trợ tâm lý cho học sinh, tạo ra môi trường an toàn để chia sẻ cảm xúc, xử lý áp lực học tập và phát triển kỹ năng sống.

Văn hóa học đường là môi trường quan trọng để bồi dưỡng, rèn luyện phẩm chất, định hình nhân cách và giá trị của các thành viên trong cộng đồng học đường. Đó là hệ thống các giá trị chuẩn mực được kiến tạo và không ngừng hoàn thiện qua quá trình tương tác ứng xử giữa nhà quản lý giáo dục, giáo viên, học sinh và các cộng đồng với nhau.

Thế nhưng, môi trường sư phạm nói riêng, văn hóa học đường nói chung đang bị vẩn đục bởi hiện tượng giáo viên ứng xử thiếu tính sư phạm trong học đường.

Cứ sau mỗi mùa khai giảng năm học mới, vấn đề "thầy cô giáo đánh đập, chửi mắng học sinh" hay "học sinh xúc phạm thầy cô giáo"... lại trở thành chủ đề nóng trong xã hội.

Bạo lực học đường là một vấn đề nghiêm trọng trong môi trường giáo dục bởi nó có thể gây ra các vấn đề tâm lý và tinh thần cho học sinh, bao gồm tăng cường cảm giác lo âu, tự ti, trầm cảm, thậm chí có thể dẫn đến tự vẫn. 

Nguyên nhân của tình trạng này xuất phát từ sự thiếu kiểm soát, không hiểu được hậu quả của hành vi, thiếu thông cảm và tôn trọng đối với người khác.

Xây dựng văn hóa học đường để hỗ trợ tâm lý cho học sinh, tạo ra môi trường an toàn để chia sẻ cảm xúc, xử lý áp lực học tập và phát triển kỹ năng sống. Tuy nhiên, điều này đang bị cản trở rất lớn từ nạn bạo lực học đường, mà ở đó chính những thầy cô giáo cũng tham gia "thị phạm".

Có không ít ý kiến cho rằng nên xem lại chương trình đào tạo giáo viên sư phạm hiện nay. Phải chăng chương trình quá thiên về đào tạo chuyên môn mà coi nhẹ giáo dục đạo đức nhà giáo?

Để xây dựng môi trường văn hóa học đường lành mạnh, ngăn ngừa nạn bạo lực học đường, mà trước hết là những gương không sáng từ những thầy cô giáo, vấn đề trên hết vẫn là tiếp tục chấn chỉnh đạo đức nhà giáo, giáo dục tư tưởng cho nhà giáo. Không ngừng bồi dưỡng, tăng cường các yếu tố thuộc về phẩm chất, kiến thức, kỹ năng và chuẩn mực của đội ngũ nhà giáo - "mỗi nhà giáo phải là một tấm gương sáng cho học sinh noi theo". Những hành động phản giáo dục, phản sư phạm mà thầy cô giáo gây ra cần phải xử lý nghiêm.

Song song với việc đẩy mạnh giáo dục đạo đức nhà giáo theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo, cần quán triệt về đạo đức của người cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức.


Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo