xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Kiến ba khoang lại tấn công khu dân cư

Bài và ảnh: Ngọc Dung

Nhiều người dân ở Hà Nội phải nhập viện vì bị kiến ba khoang cắn. Nọc của chúng còn độc hơn cả rắn hổ mang

Những ngày qua, nhiều người dân ở Hà Nội luôn thấp thỏm, lo lắng vì sự xuất hiện của kiến ba khoang có nọc độc rất mạnh. Hiện nay đã vào mùa sinh sôi của loại kiến này, chúng tấn công vào các khu dân cư làm nhiều người phải nhập viện.

Xuất hiện dày đặc

Một nạn nhân của kiến ba khoang, chị Phan Thanh Bình (ngụ khu chung cư Vĩnh Hưng, quận Hoàng Mai, TP Hà Nội) cho biết: “Thấy kiến ba khoang bám vào chân, tôi dùng tay đập nó. Chỉ một lúc sau, vùng da nơi kiến bám ngứa ngáy, bỏng rát. Đến ngày hôm sau thì da phồng rộp một vệt, mưng mủ nên tôi phải đến bệnh viện điều trị”.

 

Nhiều trẻ bị kiến ba khoang đốt đến khám tại Bệnh viện Nhi trung ương
Nhiều trẻ bị kiến ba khoang đốt đến khám tại Bệnh viện Nhi trung ương

 

Kiến ba khoang rất độc
Kiến ba khoang rất độc

 

Quá sợ loại kiến này, anh Lê Thanh Dũng (ngụ khu tập thể Khương Thượng, quận Đống Đa, TP Hà Nội) kể: “Kiến ba khoang thường xuất hiện vào buổi tối. Mặc dù gia đình tôi đã đóng kín cửa nhưng chúng vẫn bò vào nhà, thậm chí chui cả vào trong chăn, trú ngụ trong các vật dụng sinh hoạt, tấn công cả trẻ em lẫn người lớn. Không riêng căn hộ của tôi, nhiều hộ dân khác cũng cho biết kiến ba khoang đã xuất hiện dày đặc ở nhà họ cả tháng nay”.

Trong khi đó, tại nhiều bệnh viện, phòng khám, số bệnh nhân tới khám do kiến ba khoang cắn cũng tăng vọt. Theo bác sĩ Phạm Thị Mai Hương, Khoa Khám bệnh - Bệnh viện Nhi Trung ương, gần đây, mỗi ngày phòng khám tiếp nhận khoảng 10-20 bệnh nhi bị viêm da do tiếp xúc kiến ba khoang. Bệnh nhi có cảm giác rát bỏng tại chỗ. Nếu thương tổn trên diện rộng, trẻ có thể sốt nhẹ, nổi hạch. Những tổn thương do kiến ba khoang gây ra khá giống với bệnh “giời leo” (còn gọi là zona) nên không ít người đã tự mua thuốc điều trị khiến vết viêm càng lan rộng, dẫn đến bội nhiễm.

Bác sĩ Bùi Văn Khánh, Trung tâm Dị ứng miễn dịch lâm sàng - Bệnh viện Bạch Mai (Hà Nội), cho biết có những bệnh nhân bị chất độc của kiến ba khoang dính vào mắt làm sưng húp, đỏ tấy, vô cùng đau đớn. Hầu hết những vết bỏng, ngứa mất đi sau 3-5 ngày nhưng cũng có người bị tổn thương sâu, rộng, sưng đau, mưng mủ phải điều trị dài ngày.

Cực độc

Giải thích hiện tượng kiến ba khoang tái xuất, TS Trương Xuân Lam, Trưởng Phòng Côn trùng học thực nghiệm Viện Sinh thái và Tài nguyên sinh vật (Viện Khoa học và Công nghệ Việt Nam), cho biết: “Thời điểm này, kiến ba khoang đang vào mùa sinh sản. Hơn nữa, thời tiết ẩm ướt đã tạo điều kiện cho loại kiến này sinh sôi”.

Loài côn trùng mà người dân hay gọi là kiến ba khoang thuộc loài bọ cánh cứng, có 3 khoang đen đỏ hoặc vàng nhạt, hình dáng thon dài 5-7 mm. Đáng lo ngại là trên bụng của loài kiến này có 2 tuyến độc tên khoa học là pederin. Khi tiếp xúc với da người, kiến ba khoang tự tiết ra chất này để phòng vệ.

“Nhiều nghiên cứu cho thấy độc tố này mạnh gấp 10 lần độc tố của nọc rắn hổ mang song do lượng tiếp xúc nhỏ và chỉ ở ngoài da nên không đủ làm chết người. Tuy nhiên, vết thương do kiến đốt có thể sưng phồng, tấy đỏ, loét, nhiễm trùng. Nếu độc tố dính vào mắt thì có thể gây bỏng hoặc mù tạm thời” - TS Lam cảnh báo.

Theo các bác sĩ da liễu, khi thấy kiến bò, nhiều người có thói quen dùng tay đập hoặc chà cho chết. Song, với kiến ba khoang, nếu da tiếp xúc trực tiếp với chúng sẽ dính độc tố, gây bỏng, nổi mụn nước. Bác sĩ Bùi Văn Khánh khuyến cáo: “Nếu phát hiện kiến ba khoang, cần phải tím cách loại bỏ chúng khỏi nhà. Không nên dùng tay trần để bắt, giết kiến mà cần thổi nhẹ để kiến bay xuống đất, sau đó dùng khăn giấy để giết. Trường hợp bị kiến ba khoang đốt hoặc lỡ tay đập chết chúng, cần rửa sạch bằng xà phòng càng nhanh càng tốt để tránh độc tố dính vào. Nếu bị đốt nhiều, các vết đốt sưng to, bỏng rát thì nên đến cơ sở y tế khám để được chẩn đoán và điều trị kịp thời”.

 

Rất khó diệt

TS Trương Xuân Lam cho biết kiến ba khoang rất khó diệt, những loại thuốc diệt côn trùng thông thường không có tác dụng. Nếu người dân tùy tiện sử dụng các loại hóa chất, thuốc diệt muỗi, kiến phun bừa bãi có thể dẫn tới tình trạng loại côn trùng này kháng thuốc. Cách phòng tránh là hạn chế để đèn sáng quá mức vào buổi tối. Có thể bật đèn ban công để hút kiến ra ngoài. Khi ra đường, nên tránh đứng dưới bóng đèn sáng...

 

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo