xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Làm gì để chấm dứt lễ hội phản cảm?

Yến Anh

Lợi dụng lễ hội để trục lợi, mê tín dị đoan, cờ bạc, “cướp lộc”, “tranh ấn”… Sự biến tướng của lễ hội đã làm mất dần những ý nghĩa tốt đẹp ban đầu

Mùa lễ hội 2017, dù Bộ Văn hóa - Thể thao và Du lịch (VH-TT-DL) đã có nhiều giải pháp chấn chỉnh nhưng tình trạng bạo lực, tranh cướp lộc vẫn diễn ra ở một số nơi như lễ hội chùa Hương, lễ hội Gióng...

Lạm dụng niềm tin vào thần linh

Lý giải cho tình trạng người dân đi lễ đền, chùa, tham gia các lễ hội tâm linh đầu năm, nhiều chuyên gia cho rằng nhu cầu tham gia các nghi lễ có tính chất tâm linh cùng ước nguyện các thế lực siêu nhiên phù hộ có ở bất cứ ai, không kể sang hèn. Ngay cả tại các nước phát triển, người dân vẫn có nhu cầu ấy. Chẳng hạn ở Nhật Bản, các đền chùa đông cứng người đến hành lễ, cầu nguyện vào dịp Tết. Người dân Nhật cũng thực hành nhiều nghi lễ có tính chất tâm linh như rút quẻ, xin xăm, làm lễ trừ tai, giải hạn... Tuy nhiên, họ tuân thủ nội quy và phép cư xử nơi công cộng, không chen lấn, xô đẩy, cướp “lộc” và đều trật tự xếp hàng.

Giải thích tình trạng chen lấn, xô đẩy, đánh nhau để “cướp” lộc, thậm chí lấy cả đồ lễ trên bàn thờ trong đền mang về nhà mình coi như một thứ lộc của một số người dân Việt Nam, TS Nguyễn Quốc Tuấn, Viện trưởng Viện Nghiên cứu tôn giáo (thuộc Viện Hàn lâm Khoa học - Xã hội), cho rằng sự lạm dụng niềm tin thần linh ở người dân, ở một bộ phận cán bộ đã trở thành hiện tượng không thể chấp nhận cả về khía cạnh tâm linh và xã hội.

Ông Tuấn cho biết qua nghiên cứu, chỉ một số hội làng có tục cướp lộc, còn đa phần các hội làng cổ truyền ở ngoài Bắc không có tục này. Tuy nhiên, khoảng gần chục năm nay, do nhiều nguyên nhân, cảnh tranh giành lộc diễn ra ở hầu hết các hội lớn, đặc biệt là đêm 14 tháng giêng tại Đền Trần. Theo ông Tuấn, hình ảnh xấu xí này đã trở thành “gương phản chiếu” và giờ đây có nguy cơ lan rộng ra các hội khác.

Còn theo TS Nguyễn Văn Vịnh, nguyên Phó Viện trưởng Viện Nghiên cứu phát triển xã hội, việc tin một cách mù quáng vào thần linh thể hiện sự bất an trong tinh thần và thiếu niềm tin của con người. TS Vịnh khẳng định không có gì để phê phán người mong cầu tài lộc trong năm mới cho bản thân mình nhưng điểm chung của những chuyện đáng buồn này nằm ở việc người ta dường như tin rằng những điều đẹp đẽ sẽ đến nếu giành được một cái gì đó, bất chấp luật lệ, đạo đức, môi trường xung quanh.


Người dân cướp lộc ở lễ hội chùa Hương vào mùng 6 tháng giêng năm Đinh Dậu. Ảnh: Tiến Tuấn

Người dân cướp lộc ở lễ hội chùa Hương vào mùng 6 tháng giêng năm Đinh Dậu. Ảnh: Tiến Tuấn

Thay đổi cách tổ chức lễ hội

TS Tuấn khẳng định người chịu trách nhiệm trước những hành động phản cảm trong lễ hội không ai khác là chính quyền sở tại, nơi các lễ hội diễn ra và người dân tham gia. Với những hành vi lệch chuẩn, cần phải có sự can thiệp của cơ quan quản lý để tránh những hiệu ứng xã hội lệch lạc. Phải chấn chỉnh cả 2 đối tượng là người dự lễ hội và chính quyền địa phương. Người tham gia lễ hội không được tùy tiện, không thể vì cá nhân mà coi thường cộng đồng, họ cần được trang bị kỹ năng hành xử trong lễ hội. Còn nhà quản lý cần phải có cơ chế, sự giám sát, nhất là phải biết cách chắt lọc, hướng dẫn, quy định.

“Chúng ta tôn trọng niềm tin thần linh của mọi người nhưng cương quyết phê phán và lên án các hành vi lạm dụng, sai lệch và không còn phù hợp với bối cảnh mới” - ông Tuấn nhấn mạnh.

TS Vịnh chia sẻ cần phải có những thay đổi trong cách tổ chức lễ hội hiện nay. Ví dụ thay vì “phát lộc” cho một số nhỏ khiến người dân lao vào tranh cướp, dễ gây kích động, thiếu an toàn và có phần phản cảm, các nhà tổ chức lễ hội nên nghĩ cách để mọi người tham dự đều có lộc chẳng hạn “cúng tiền nhận lộc” và buộc phải xếp hàng để nhận lộc. Khi mọi người dân đều có lộc mang về thì họ sẽ không cần phải ào ào tranh cướp.

Mời tham gia diễn đàn

Sau Tết là mùa lễ hội. Thế nhưng, khi lễ hội diễn ra thì những cảnh lộn xộn, xô bồ, mất an toàn lại tái diễn làm mất đi giá trị văn hóa, dân tộc và nhân văn của lễ hội mà lẽ ra cần phải được bảo tồn.

Làm gì để chấm dứt lễ hội phản cảm hướng đến những lễ hội văn minh, hướng thiện? Báo Người Lao Động mở diễn đàn và rất mong nhận được ý kiến tham gia của quý độc giả. Bài viết xin gửi về địa chỉ mail: bandoc@nld.com.vn.

Trân trọng cảm ơn.

Không tái diễn cảnh bạo lực ở các lễ hội

Ông Phạm Xuân Phúc, Phó Chánh Thanh tra Bộ VH-TT-DL, cho biết đã quán triệt với các địa phương tổ chức lễ hội theo đúng tinh thần của Thông tư 15/2015 mà Bộ VH-TT-DL đã ban hành. Theo đó, không tái diễn những tập tục mang tính bạo lực, man rợ trong lễ hội.

Còn bà Trịnh Thị Thủy, Cục trưởng Cục Văn hóa cơ sở (Bộ VH-TT- DL), cũng khẳng định cơ quan này dứt khoát không cho tái diễn tập tục mang tính bạo lực, man rợ. Vì vậy, năm nay hình ảnh phản cảm, bạo lực tại lễ hội sẽ không lặp lại.

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo