xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Lắng nghe người dân hiến kế: Vực dậy bằng kinh tế số

TS Lê Đăng Doanh

Chuyển mạnh sang kinh tế số sẽ giúp TP HCM duy trì và nâng cao vị thế trung tâm tài chính - ngân hàng của miền Nam và cả nước; trung tâm kinh tế của khu vực Đông Nam Á

TP HCM đang tập trung vượt qua đại dịch Covid-19 với sự ủng hộ mạnh mẽ của Chính phủ và cả nước cho đầu tàu kinh tế, trung tâm khoa học - công nghệ quan trọng. Thành phố cũng có đầy đủ điều kiện tự nhiên, xã hội để nắm bắt được thời cơ từ cuộc cách mạng số nhằm vực dậy sau các làn sóng dịch bệnh và củng cố vị thế của mình.

Chuyển đổi số là con đường tất yếu

Là đô thị lớn nhất cả nước về dân số và quy mô kinh tế, trong giai đoạn 2016-2019, tốc độ tăng bình quân GDP nội vùng của TP HCM đạt khoảng 7,72%/năm, đóng góp hơn 22% GDP và hơn 26% thu ngân sách quốc gia. Trong chuỗi giá trị của kinh tế toàn miền Nam, TP HCM giữ vị trí then chốt, là cửa ngõ cho xuất - nhập khẩu các sản phẩm và dịch vụ hàng trăm năm nay.

Thành phố mang tên Bác còn là địa phương đi tiên phong trong công cuộc đổi mới từ năm 1986, là trung tâm thu hút nguồn vốn của toàn vùng cùng nguồn vốn ngoại, từ đó có điều kiện và tiềm năng để phát triển công nghiệp, dịch vụ; tạo công ăn việc làm không chỉ cho người dân thành phố mà còn nhiều địa phương lân cận. Vị thế của TP HCM trong nhiều năm còn được thể hiện ở vai trò của một trung trung tâm tài chính - ngân hàng của miền Nam và cả nước, một trung tâm của khu vực Đông Nam Á.

Lắng nghe người dân hiến kế: Vực dậy bằng kinh tế số - Ảnh 1.

TP HCM giữ vị trí then chốt, là cửa ngõ cho xuất - nhập khẩu các sản phẩm và dịch vụ. Ảnh: HOÀNG TRIỀU

Tuy nhiên, cũng giống như nhiều địa phương khác trên cả nước, sản xuất tại TP HCM trong một thời gian dài vẫn chủ yếu là công nghiệp chế tác với giá trị gia tăng thấp, chủ yếu tận dụng nguồn lao động nhập cư từ các tỉnh trong vùng với chế độ tiền lương thấp, chi phí đầu vào không cao. Lợi thế này đã dần giảm sút trong bối cảnh cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4 bùng nổ trên thế giới bên cạnh sự xuất hiện của những trung tâm kinh tế mới với khả năng cạnh tranh hiệu quả về chi phí và năng suất với TP HCM.

Do vậy, chuyển mạnh sang kinh tế số sẽ giúp TP HCM duy trì và nâng cao vị thế then chốt của mình. Đặc biệt, trong bối cảnh làn sóng dịch bệnh bùng phát từ tháng 4-2021 tác động tiêu cực nhiều mặt đến các doanh nghiệp (DN) và nền kinh tế thành phố khiến chuỗi giá trị bị đứt gãy, lao động phải nghỉ việc hoặc tự bỏ việc và tìm đường về quê gây xáo trộn không nhỏ…, thì kinh tế số là con đường tất yếu.

Bên cạnh giải pháp hàng đầu là nhanh chóng tiêm chủng vắc-xin toàn dân để tiến tới miễn dịch cộng đồng, việc cần thiết hiện nay là tiếp tục hạn chế tiếp xúc, triển khai làm việc từ xa và mua sắm online, từ đó tạo cơ hội cho giao dịch thương mại điện tử phát triển. Nền tảng sẵn có của thành phố về cơ sở hạ tầng, công nghệ thông tin và đội ngũ chuyên gia đông đảo cùng mục tiêu chuyển mạnh sang kinh tế số và Chính phủ điện tử sẽ mang lại lợi thế mới cho thành phố trong việc bảo đảm vị thế vững chắc là trung tâm kinh tế, khoa học - công nghệ toàn khu vực. Bên cạnh đó, không thể quên nhiệm vụ tiếp tục cải cách thể chế, thực hiện công khai minh bạch thông qua vận dụng kinh tế số để góp phần tạo ra chuyển biến mạnh mẽ hơn cho thành phố.

Xác định 8 lĩnh vực ưu tiên

Ngày 3-6-2020, Chính phủ đã phê duyệt và ban hành "Chương trình chuyển đổi số quốc gia đến năm 2025, định hướng đến năm 2030" với 3 trụ cột chính là xây dựng Chính phủ số, phát triển kinh tế số và xã hội số. Đây là kim chỉ nam cho các định hướng phát triển, thực hiện trong thời gian tới. Chương trình này xác định 8 lĩnh vực ưu tiên cho chuyển đổi số, gồm: y tế, giáo dục và đào tạo, tài chính - ngân hàng, nông nghiệp, công nghiệp, năng lượng, tài nguyên và môi trường, giao thông vận tải và logistics. Đây là chương trình chung cho toàn quốc gia và cũng là bài toán riêng của TP HCM.

Hiện nay, tại Việt Nam nói chung và TP HCM nói riêng đã có một số giải pháp, công nghệ "thuần Việt" phục vụ chuyển đổi số. Trong đó, lợi thế của các nền tảng Việt Nam là khả năng đáp ứng nhanh cùng với sự thấu hiểu văn hóa, nhu cầu của người Việt Nam nên các giải pháp chuyên sâu, đi vào thị trường ngách và đặc biệt là chi phí tối ưu hơn. Chẳng hạn, hệ thống tự động hóa DN L-IONE là một giải pháp "make in Vietnam" đã được Bộ Thông tin và Truyền thông giới thiệu gần đây. L-IONE dựa trên các dữ liệu số đầu vào để thiết lập các quy trình làm việc tự động. Các dữ liệu, quy trình được quản lý đồng bộ trên cùng một hệ thống giúp mỗi cá nhân trong tổ chức thấy được vai trò, trách nhiệm của mình trong bức tranh tổng thể và từ đó chủ động hoàn thành công việc. Đồng thời, công cụ này giúp DN vận hành tự động không giới hạn không gian và thời gian, từ đó tối ưu hiệu suất quản lý và hiệu quả công việc.

Ví dụ trên cho thấy Việt Nam có khả năng nhất định trong cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4 và chắc chắn thành phố có thể đi đầu trong thực hiện chương trình nêu trên của Chính phủ.

Để hỗ trợ tốt hơn cho chuyển đổi số, tiến tới nền kinh tế số toàn diện, việc nỗ lực tạo môi trường cạnh tranh bình đẳng, phát triển kinh tế tư nhân, hỗ trợ "số hóa" các hộ kinh tế gia đình, ưu tiên và ưu đãi nhiều hơn cho các start-up công nghệ… sẽ là bước đi quan trọng để thành phố tăng năng suất lao động, thúc đẩy phát triển cơ sở hạ tầng và tiếp tục cải thiện, nâng cao năng lực cạnh tranh của TP HCM. Những việc này cần làm càng sớm càng tốt và duy trì lâu dài, càng phải nỗ lực làm tốt hơn nữa trong giai đoạn dịch Covid-19 căng thẳng để tạo đà cho giai đoạn sau, thay vì đợi dịch qua đi mới bắt tay làm thì sẽ bỏ lỡ cơ hội. 

Cuộc thi "Lắng nghe người dân hiến kế" lần 3

Cuộc thi "Lắng nghe người dân hiến kế" lần 3 tập trung vào 3 chủ đề: Các giải pháp nhằm duy trì, phục hồi và phát triển kinh tế đất nước sau đại dịch Covid-19; Hiến kế để TP HCM giữ vững đầu tàu kinh tế của cả nước; Nên làm gì để chuyển đổi số thành công? Bắt đầu nhận tác phẩm tham dự từ ngày 14-8-2021 đến ngày 28-7-2022. Bài viết vui lòng gửi về địa chỉ email: bandoc@nld.com.vn.

;

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo