xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Mã số định danh thay thế hộ khẩu, chứng minh thư

Bài và ảnh: Minh Chiến

Việc bỏ hộ khẩu, CMND cần có lộ trình. Dự kiến năm 2020, hệ thống cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư sẽ hoàn thiện, vận hành

Chính phủ vừa ban hành Nghị quyết về việc đơn giản hóa thủ tục hành chính, giấy tờ công dân liên quan đến quản lý dân cư thuộc chức năng của Bộ Công an. Nghị quyết này có hiệu lực từ ngày 30-10-2017. Với nhóm thủ tục đăng ký thường trú sẽ bãi bỏ hình thức quản lý dân cư đăng ký thường trú bằng sổ hộ khẩu.

Mỗi công dân có một mã số định danh

Việc quản lý công dân sẽ được thông qua mã số định danh cá nhân và số thẻ căn cước công dân (CCCD) cũng đồng thời là mã số định danh cá nhân. Mỗi công dân được cấp một mã số định danh và không lặp lại ở người khác.

Mã số định danh thay thế hộ khẩu, chứng minh thư - Ảnh 1.

Khi Nghị quyết 112 của Chính phủ được cụ thể hóa, người dân sẽ không còn phải mang hộ khẩu, CMND đi giải quyết thủ tục hành chính

Theo Luật CCCD, cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư sẽ cập nhật các thông tin của công dân bao gồm: họ tên khai sinh, ngày tháng năm sinh, giới tính, nơi đăng ký khai sinh, quê quán, dân tộc, quốc tịch, tình trạng hôn nhân, nơi đăng ký thường trú, chỗ ở hiện tại, mã số thuế cá nhân, số định danh cá nhân... Bộ Công an đang xây dựng hệ thống dữ liệu chuẩn hóa, số hóa và lưu trữ quản lý bằng cơ sở hạ tầng thông tin dùng chung cho các bộ, ngành, địa phương để phục vụ quản lý nhà nước và giao dịch của cơ quan, tổ chức, cá nhân.

Thượng tá Trần Hồng Phú, Phó Cục trưởng Cục Cảnh sát đăng ký quản lý cư trú và dữ liệu quốc gia về dân cư (Bộ Công an), cho biết khi có cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư, công dân khi đến các cơ quan nhà nước để giải quyết thủ tục hành chính chỉ cần đưa ra 3 thông tin cơ bản, gồm: họ tên, mã số định danh và chỗ ở. Trong đó, mã số định danh được coi là chìa khóa để các cơ quan nhà nước tra cứu trong cơ sở dữ liệu quốc gia nhằm lấy ra các thông tin về công dân phục vụ mục đích giải quyết thủ tục hành chính. Theo lộ trình, đầu năm 2020, hệ thống cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư sẽ hoàn thiện, đưa vào vận hành khai thác.

Trao đổi với phóng viên Báo Người Lao Động ngày 5-11, TS Lê Hồng Sơn, nguyên Cục trưởng Cục Kiểm tra văn bản quy phạm pháp luật (Bộ Tư pháp), đánh giá nghị quyết vừa ban hành của Chính phủ là chủ trương rất thiết thực, tạo thuận lợi tối đa cho người dân cũng như công tác quản lý nhà nước. Việc quan trọng nhất là hoàn thiện một hình thức quản lý để thay thế sổ hộ khẩu và chứng minh nhân dân (CMND) như hiện nay, đó chính là mã số định danh cá nhân và cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư. Chính phủ đã có chủ trương như vậy thì các bộ, ngành liên quan có nhiệm vụ xây dựng quy định cho phù hợp để thực hiện.

"Việc bỏ hộ khẩu, CMND cần có lộ trình hợp lý. Hiện hệ thống cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư chưa hoàn thiện, không phải người dân nào cũng đã được cấp mã số định danh cá nhân. Vì vậy, trong một số trường hợp, chúng ta vẫn phải quản lý theo cách cũ, rồi hoàn thiện dần, để bảo đảm công tác quản lý nhà nước một cách tốt nhất" - ông Sơn phân tích.

Quy định chuyển tiếp

Trước lo ngại của người dân về việc bỏ sổ hộ khẩu, CMND sẽ gây xáo trộn một số hồ sơ, giao dịch dân sự trước đó, ông Lê Hồng Sơn cho rằng các cơ quan chức năng cần có "quy định chuyển tiếp" giữa cái cũ và mới để tạo điều kiện cho người dân. Trong trường hợp các thủ tục, hồ sơ người dân đã hoàn thiện trước đó, khi có "quy định chuyển tiếp", người dân sẽ được cập nhật các thông tin mới, đồng thời những thông tin cũ vẫn còn nguyên giá trị theo quy định của pháp luật.

"Không phải áp dụng hình thức quản lý mới là các thông tin mà người dân cung cấp trước đó theo sổ hộ khẩu, CMND cũ hết hiệu lực. Các cơ quan chức năng nên rút kinh nghiệm từ việc cấp đổi CMND 9 số sang 12 số trước đó để tránh gây khó cho người dân" - ông Sơn nhấn mạnh.

Cũng theo ông Lê Hồng Sơn, khi có cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư thì việc tra cứu thông tin liên quan đến một công dân nào đó sẽ rất thuận lợi. Vì vậy, người dân hoàn toàn yên tâm về các dịch vụ công như y tế, giáo dục... bởi đều được kết nối với hệ thống cơ sở dữ liệu để tra cứu, kể cả các vấn đề dân sự khác như đăng ký kết hôn, thừa kế...

Đồng quan điểm, TS Diệp Văn Sơn, nguyên Phó vụ trưởng Cơ quan Đại diện phía Nam (Bộ Nội vụ), cho rằng việc bỏ hộ khẩu, CMND sẽ ít nhiều gây xáo trộn trong đời sống nhưng mặt được của việc này rất lớn nên sự xáo trộn đó không đáng kể, có thể khắc phục nếu các cơ quan quản lý thực sự muốn tạo điều kiện cho người dân.

Đăng ký phương tiện, không cần hộ khẩu

Trung tá Đỗ Ngọc Lan, Đội phó Đội CSGT - Trật tự - Phản ứng nhanh Công an quận Đống Đa (Hà Nội), cho biết trong quá trình làm thủ tục đăng ký phương tiện giao thông, đơn vị luôn tạo điều kiện thuận lợi tối đa cho người dân. Những trường hợp cung cấp thẻ CCCD và xác minh các thông tin chính xác, đơn vị đều xem xét làm thủ tục đăng ký mà không yêu cầu xuất trình sổ hộ khẩu. Thời gian tới, khi Nghị quyết 112 của Chính phủ được cụ thể hóa để thực hiện thì thủ tục đăng ký phương tiện sẽ đơn giản hơn rất nhiều.

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo