xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Du lịch vào mùa "chặt chém" (*): Mất khách Tây lẫn khách ta

LINH ANH

Việc nâng giá vô tội vạ đã ảnh hưởng rất lớn đến hình ảnh của ngành du lịch. Sợ bị "chặt chém" khi du lịch trong nước khiến khách Việt dần chuyển hướng sang các nước lân cận

Có nhiều lý do để các dịch vụ du lịch nâng giá vô tội vạ vào mùa cao điểm, dịp hè, lễ, Tết như: tăng chi phí đầu vào, mặt bằng giá chung tại địa phương. Tuy nhiên, có những dịch vụ cứ đến dịp lễ, Tết là tăng giá; khách đông là tăng, dù không có sự cải thiện tốt hơn về mặt cảnh quan, vệ sinh, an toàn...

Ngại đi du lịch trong nước

Việc khách sạn, nhà nghỉ, phương tiện vận chuyển, dịch vụ ăn uống ở hầu hết các lễ hội, điểm tham quan địa phương, nhất là điểm du lịch nổi tiếng, đều tăng giá bất thường và "chặt chém" khiến cho du khách rất bức xúc. Nhiều dịch vụ lữ hành cũng kêu trời vì chuyện tăng giá đột ngột này gây khó cho kế hoạch bán tour của doanh nghiệp, đặc biệt là những dịch vụ có chi phí lớn, chiếm 50%-60% chi phí tour như hàng không.

Tuy nhiên, du khách đi tự túc là người chịu thiệt thòi hơn hết, nhất là khi đi sát ngày hoặc có đặt trước nhưng gặp nhà cung cấp dịch vụ không uy tín. Chính vì cảm giác bị "mất tiền oan" nên nhiều du khách băn khoăn khi đứng trước lựa chọn: du lịch trong nước hay nước ngoài. Bởi lẽ, tour nước ngoài giá đôi khi rẻ hơn, giá trọn gói; đi vui, sạch, an toàn hơn.

Bà Nguyễn Nguyệt Vân Khanh, đại diện Công ty Du lịch Vietravel, nhận định: "Tình trạng "chặt chém" nếu không được chấn chỉnh sẽ làm mất lòng tin với người Việt khi đi du lịch trong nước và mất một lượng lớn khách quốc tế khi họ chuyển sang các quốc gia lân cận như Thái Lan, Myanmar, Lào, Campuchia, Malaysia…".

Du lịch vào mùa chặt chém (*): Mất khách Tây lẫn khách ta - Ảnh 1.

Tranh cãi về chất lượng và giá cả món ăn, du khách bị đánh ở chợ đêm Đà Lạt. Ảnh: Đình thi

Cần chế tài đủ mạnh

Theo Nghị quyết 8 của Bộ Chính trị, để du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn và đóng góp gia tăng tỉ trọng trong tổng cơ cấu kinh tế của Việt Nam, không chỉ riêng ngành du lịch mà các cơ quan, ban ngành phải cùng chung tay chấn chỉnh, xây dựng hình ảnh du lịch Việt Nam.

Thời gian qua, nhiều sự cố liên quan đến nạn "chặt chém", an toàn và an ninh cho du khách đã liên tiếp xảy ra. Để chấn chỉnh tình trạng này, bà Vân Khanh cho rằng cơ quan quản lý về du lịch phải tăng cường kết nối với các cơ quan, ban ngành và cùng nhau đưa ra những biện pháp, quy định, hình thức xử phạt; tạo môi trường du lịch an toàn và thân thiện cho du khách. Chẳng hạn, cần quy định công khai giá cả dịch vụ tại các điểm du lịch, xử phạt hành vi gian lận bán hàng và dịch vụ; chế tài xử phạt nạn bán hàng rong chèo kéo, ép khách mua hàng; cải thiện bảng chỉ dẫn trên các tuyến du lịch, điểm đến trọng điểm…

Đồng tình với ý kiến trên, ông Nguyễn Minh Mẫn, Trưởng Phòng Truyền thông Công ty TST tourist, nhìn nhận: "Vai trò của các cơ quan liên quan trong việc bảo đảm tính hấp dẫn, cạnh tranh của điểm đến cả về giá cả, sự an toàn và vệ sinh là rất quan trọng để giảm tối đa nạn "chặt chém". Có như vậy, du lịch địa phương mới phát triển bền vững, lâu dài".

Trong khi đó, ông Trần Thế Dũng, Phó Tổng Giám đốc Công ty Du lịch Fiditour, cho rằng để Việt Nam là điểm đến hấp dẫn với bạn bè thế giới, ngành du lịch cần có những biện pháp chế tài đủ mạnh đối với các hoạt động kinh doanh trong việc tăng giá bừa bãi, nhằm duy trì, ổn định giá cả dịch vụ mùa cao điểm. Đây không chỉ là yếu tố nhằm tạo sức cạnh tranh tích cực, hiệu quả của ngành du lịch mà còn thể hiện tính hấp dẫn và sự chuyên nghiệp của ngành công nghiệp không khói trong giai đoạn hội nhập, cạnh tranh hiện nay. 

Hãy là du khách thông minh!

Theo ông Trần Thế Dũng, du khách Việt thường có thói quen đăng ký các dịch vụ du lịch sát ngày khởi hành, vào giờ chót và đây là cơ hội cho nạn "chặt chém". Trong khi đó, ở nước ngoài, du khách đều lên lịch trình, kế hoạch đi tour từ sớm. Ngoài ra, khách cũng có tâm lý "đi theo đám đông". Chẳng hạn, cứ dịp lễ, Tết là phải đi Nha Trang, Phú Quốc, Đà Lạt, Phan Thiết...; trong khi nhiều điểm đến hấp dẫn khác như Buôn Ma Thuột, Phú Yên, Quy Nhơn... lại ít được để ý.

Chính vì vậy, nếu chọn hình thức tự túc, du khách cần tạo thói quen du lịch thông minh bằng cách chọn thời điểm, lịch trình và điểm đến sớm. Đồng thời, tìm hiểu kỹ về chất lượng dịch vụ, tốt nhất là nên tham khảo giá trước, hiểu rõ nhu cầu mình cần để chọn điểm đến phù hợp… Việc này sẽ giúp giảm thiểu được tình trạng bị "chặt chém", quá tải dịch vụ khiến chất lượng kém.

(*) Xem Báo Người Lao Động từ số ra ngày 12-6

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo