xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Mất mát quá lớn

Văn Duẩn - Ngọc Dung

Những chiến sĩ hy sinh trong vụ rơi máy bay Mi 171 để lại nỗi đau, mất mát quá lớn cho người thân, gia đình

18 chiến sĩ đã hy sinh trong vụ tai nạn rơi máy bay Mi 171 hôm 7-7. Cùng với nỗi mất mát, hy sinh của các chiến sĩ là những khoảng lặng phía sau cuộc sống của thân nhân; những người mẹ già, vợ trẻ, con thơ sẽ phải đối mặt với vô vàn khó khăn khi từ nay các anh không còn nữa.

Dang dở chuyện nhà cửa

Sau khi vụ tai nạn rơi máy bay quân sự Mi 171 xảy ra, một đoạn phim tư liệu dài gần 15 phút với tựa đề Những trái tim dũng cảm đã được kênh Truyền hình Quốc phòng Việt Nam phát sóng trong chuyên mục Sống trong quân ngũ. Những thước phim này được ghi hình từ hơn 1 năm trước khi xảy ra vụ tai nạn khiến người xem nhói lòng khi nhìn cảnh đại úy Nguyễn Đào Hồng Tâm, 1 trong 18 chiến sĩ hy sinh, đang chơi đùa cùng con gái lớn là cháu Nguyễn Lan Anh vào một đêm trước khi anh lên đường công tác. Trong phim, đại úy Tâm và con gái cùng mở máy tính để xem lại những cảnh anh huấn luyện nhảy dù. Anh âu yếm nói với con: “Con có thích nhảy dù không?”, rồi cho bé Lan Anh đội chiếc mũ của lính dù để nhảy thử từ trên giường xuống đất...

Trước mỗi lần thực hiện nhiệm vụ, anh Tâm luôn dành nhiều thời gian bên gia đình, với con. Nhưng những hình ảnh thân thương như thế đã là quá khứ, anh và những đồng đội đã ra đi, bé Lan Anh sẽ không còn được gần gũi bên bố nữa.

Ông Phạm Hồng Kỳ, Trưởng Văn phòng Đại diện Báo Người Lao Động tại Hà Nội, trao quà cho vợ của đại úy Nguyễn Đào Hồng Tâm Ảnh: NGỌC DUNG
Ông Phạm Hồng Kỳ, Trưởng Văn phòng Đại diện Báo Người Lao Động tại Hà Nội, trao quà cho vợ của đại úy Nguyễn Đào Hồng Tâm Ảnh: NGỌC DUNG

Từ những thước phim đến thực tại, điều khiến chúng tôi day dứt đó là cuộc sống của gia đình đại úy Nguyễn Đào Hồng Tâm quá khó khăn. Vợ chồng anh hứa với nhau sẽ phấn đấu, tích góp mua một mảnh đất rồi dựng căn nhà nho nhỏ, thôi cảnh sống nhà thuê khổ cực. Thế nhưng, bao ước mơ và những dự định cùng với vợ của anh vẫn còn dang dở. Từ nay, căn phòng trọ chật chội gần 10 m2 ở phường Phúc Đồng, quận Long Biên, Hà Nội sẽ vắng bóng người cha mẫu mực của 2 cô con gái. Bé Nguyễn Hà Ngân còn quá nhỏ, mới hơn 14 tháng tuổi; còn bé Nguyễn Lan Anh (9 tuổi) thì gia đình phải giấu, chưa dám cho cháu biết chuyện và phải mang cháu đi gửi nơi khác.

Mấy ngày qua, chị Vũ Thị Phượng - vợ anh Tâm, giáo viên Trường THCS Gia Thụy - gần như khóc cạn nước mắt. “Vì không có nhà riêng, đang phải ở thuê nên em chưa thể lập bàn thờ để đón anh về. Đó là điều khiến em trăn trở nhất lúc này” - chị Phượng thổn thức. Mẹ anh Tâm - bà Đào Thị Hạnh, một phụ nữ cũng chịu cảnh mất chồng từ khi mới 37 tuổi. Nay người con trai duy nhất 34 tuổi của bà hy sinh. “Con mất đi, mẹ và vợ con của con bây giờ biết nương tựa vào đâu để mà sống” - bà nghẹn ngào.

Khó khăn chồng chất

Tại Viện Bỏng quốc gia, 3 chiến sĩ của Tiểu đoàn 18 đặc công Bộ Tư lệnh Thủ đô bị phỏng rất nặng, đang được điều trị tích cực. Cả 3 chiến sĩ đều có con nhỏ hoặc có vợ đang mang thai chờ ngày sinh. Gương mặt khắc khổ, lam lũ của ông Nguyễn Minh Ngoãn, bố trung úy chuyên nghiệp Nguyễn Hoàng Anh (SN 1981, ở huyện Đông Hưng, tỉnh Thái Bình) - 1 trong 3 chiến sĩ bị thương - không giấu được sự lo lắng. “Nhìn thấy con trong phòng bệnh, ruột gan tôi đau đớn nhưng tôi tin con rắn rỏi, chiến đấu đến cùng với bệnh” - ông Ngoãn chia sẻ. Trung úy Hoàng Anh lấy vợ đã 8 năm, có một con trai 6 tuổi. Vì gia cảnh khó khăn, chưa có điều kiện ra riêng nên vợ chồng anh vẫn sống chung với bố mẹ ở tỉnh Thái Bình. Mỗi tháng, anh được về phép 1 ngày để chăm sóc bố mẹ, chơi với con trai.

Anh Nguyễn Văn Bính, anh của trung úy Nguyễn Văn Tuấn (SN 1981, ở Bắc Giang), cũng chưa hết bàng hoàng. Anh Bính cho biết chị Trang, vợ anh Tuấn, đang mang thai cháu thứ hai, khoảng 2 tuần nữa là sinh. Khi biết tin chồng bị thương nặng, chị cũng muốn đi chăm nhưng gia đình không cho vì sợ ảnh hưởng đến sức khỏe. Việc anh bị thương nặng sẽ chồng chất thêm gánh nặng, lo toan cho vợ con anh. Chị Trang làm nhân viên văn thư ở một trường học với đồng lương ít ỏi. Chị trồng lúa, trồng vải, cam để có thêm thu nhập.

Cũng là người nhà lên viện chăm cháu bị thương nặng, ông Trịnh Văn Hảo, cậu của trung úy chuyên nghiệp Đinh Văn Dương (32 tuổi, ở Kim Bảng, Hà Nam), không giấu nổi nỗi xót xa. Ông nói: “Gia cảnh nghèo nên vợ chồng cháu Dương cùng con gái 4 tuổi vẫn phải ở nhà thuê. Vợ cháu (chị Nguyễn Thị Hải) làm hộ lý ở Viện 108, giờ đang chờ sinh con thứ hai, thật không biết phải làm sao...”.

Tích cực điều trị các chiến sĩ bị thương

Ba chiến sĩ bị thương nặng trong vụ rơi máy bay đang được các bác sĩ Viện Bỏng quốc gia tích cực điều trị. Theo kết quả chấn đoán, trung úy Nguyễn Hoàng Anh bị đa chấn thương, phỏng lửa 52%, phỏng sâu độ II, IV, V; 33% vùng mặt, thân, chi; phỏng hô hấp, gãy xương, vỡ xương sọ đỉnh chẩm, hội chứng phù nề. Trung úy Nguyễn Văn Tuấn bị phỏng 74%, phỏng sâu 65% độ III; trung úy Đinh Văn Dương phỏng sâu hơn 50%, phỏng hô hấp, hội chứng phù.

 

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo