xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Mỹ bắt đầu nhận con nuôi từ Việt Nam

Dương Ngọc ghi

Chiều 16-9, Đại sứ quán Mỹ tổ chức bàn tròn báo chí về việc Việt Nam và Mỹ chính thức nối lại hoạt động con nuôi giữa 2 nước

* Phóng viên: Năm 2008, Mỹ ngừng việc nhận con nuôi tại Việt Nam do một số nghi ngờ về mua bán trẻ em. Vậy khi nối lại hoạt động này, Mỹ có biện pháp gì có thể ngăn ngừa những hoạt động bất chính như thế?

img

- Bà Tiffany Murphy, Trưởng Phòng Lãnh sự Đại sứ quán Mỹ tại Hà Nội: Từ năm 2006-2008, Việt Nam và Mỹ có thỏa thuận song phương về con nuôi và đến năm 2008, thỏa thuận này kết thúc nhưng không được gia hạn. Thỏa thuận này đã hết giá trị một cách tự nhiên chứ không phải bị cắt bỏ. Đúng là thời điểm đó có một số lo ngại từ hai phía. Sau đó, Việt Nam đã có những bước tiến đáng kể trong việc cải thiện hệ thống phúc lợi của trẻ em nói chung, trong đó có việc thông qua Luật Nuôi con nuôi cùng các nghị định thi hành, các thông tư liên quan và quan trọng nhất là việc gia nhập Công ước La Haye về bảo vệ trẻ em và hợp tác trong lĩnh vực con nuôi quốc tế vào năm 2012 cũng như triển khai thực hiện công ước này. Tất cả điều đó dẫn đến thời điểm hiện tại là Mỹ đã giải quyết các trường hợp con nuôi tại Việt Nam đối với các trường hợp trẻ em có nhu cầu đặc biệt.

* “Con nuôi đặc biệt” có khác gì với con nuôi thông thường, thưa bà?

- Con nuôi đặc biệt là chương trình con nuôi nước ngoài đối với trẻ em có nhu cầu đặc biệt, trẻ từ 5 tuổi trở lên và nhóm trẻ là anh chị em ruột. Nhóm trẻ này có nhu cầu đặc biệt cả về tinh thần và thể chất, ít cơ hội được nhận làm con nuôi trong nước. Quy trình về nhận trẻ em làm con nuôi đặc biệt đã được Bộ Tư pháp Việt Nam quy định chặt chẽ, những trẻ này là nhóm khó nhất để được nhận làm con nuôi và không có gia đình trong nước nào muốn nhận làm con nuôi. Khi Chính phủ Việt Nam có đề nghị Mỹ triển khai chương trình con nuôi thông qua việc cho nhận con nuôi đặc biệt này, phía Mỹ rất vui.

* Tại sao chương trình con nuôi lại hạn chế với đối tượng nhóm trẻ em này?

- Chúng tôi nghĩ rằng quy trình cho - nhận con nuôi đối với nhóm trẻ em có nhu cầu đặc biệt (phía Việt Nam cho vào danh sách 2) là quy trình bảo đảm minh bạch nhất. Theo luật của Việt Nam, nhóm trẻ em mạnh khỏe xếp vào danh sách 1. Hai danh sách 1 và 2 được thực hiện theo quy trình khác nhau. Với trẻ thuộc danh sách 2, Bộ Tư pháp nắm toàn bộ quyền kiểm soát, tức là họ ghép trẻ danh sách 2 với cha mẹ nuôi, việc này được nhiều nước trên thế giới làm. Việc tiến hành trước tiên giải quyết con nuôi với danh sách 2 này là để chúng tôi quyết định tương lai xem có mở rộng với các nhóm khác hay không.

Mỹ sẽ triển khai nhiều biện pháp để bảo đảm quy trình chặt chẽ về con nuôi. Trẻ em được nhận làm con nuôi tại Mỹ sẽ nhận được visa di cư sang Mỹ và được Đại sứ quán duyệt. Ngay khi trẻ nhập cảnh Mỹ đã tự động trở thành công dân Mỹ và được hưởng mọi quyền lợi, tất cả sự hỗ trợ từ an ninh và kinh tế mà bất kỳ công dân Mỹ nào được hưởng. Cha mẹ cũng như trẻ sẽ được nhận sự hỗ trợ về tâm lý và xã hội từ tổ chức con nuôi. Cha mẹ nuôi khi có nguyện vọng nhận con nuôi phải trải qua quá trình điều tra xã hội lâu dài và nghiêm ngặt để xác định xem họ có được nhận con nuôi hay không, phải qua từ 20-30 giờ được tư vấn và đào tạo về các quy định trong việc nhận con nuôi.

* Bà nghĩ sao khi trước đây ở Việt Nam có 42 tổ chức con nuôi của Mỹ hoạt động, nay mới chỉ có 2 tổ chức được cấp phép?

- Phía Việt Nam cho biết sẽ hạn chế số lượng tổ chức con nuôi hoạt động của nhiều nước trên thế giới tại Việt Nam và chúng tôi hoàn toàn ủng hộ. Chúng tôi từng nghĩ rằng sẽ có một tổ chức con nuôi của Mỹ được cấp phép tại Việt Nam thôi. Chúng tôi rất mừng, theo giấy phép của Việt Nam cấp cho các tổ chức con nuôi chỉ có giá trị trong vòng 5 năm thôi, sau một thời gian sẽ điều chỉnh số lượng từng nước để cân đối hơn.

Tổ chức buổi trao đổi trực tuyến

Ngày 16-9, Đại sứ quán Mỹ cho biết Bộ Tư pháp Việt Nam đã trao giấy phép cho 2 tổ chức của Mỹ là Dillon International và Holt International Children’s Services để tiến hành chương trình Con nuôi đặc biệt. Theo bà Tiffany Murphy, sự kiện này cũng chính thức đánh dấu ngày Mỹ bắt đầu giải quyết việc nhận con nuôi từ Việt Nam thông qua chương trình Công ước La Haye. Sáng 17-9, Đại sứ quán Mỹ sẽ tổ chức buổi trao đổi trực tuyến trên trang web của Đại sứ quán để trả lời các câu hỏi của bất kỳ ai quan tâm vấn đề này.

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo