xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Nản lòng khách nước ngoài

Thu Hằng ghi

Hút thuốc, khạc nhổ, xả rác bừa bãi, dắt chó đi vệ sinh... ở nơi công cộng là những hành vi kém văn hóa không thể chấp nhận được trong mắt khách nước ngoài

Ông Charles Jackson Britt (kỹ sư người Úc về hưu):

Thản nhiên hủy hoại môi trường

Chỉ cần nhìn xuống những dòng sông, ta sẽ thấy ngay hậu quả của việc thiếu trách nhiệm bảo vệ môi trường. Rác nổi lềnh bềnh, chẳng còn nhận ra màu nước đục đục, nhờn nhờn có còn là nước sông nữa không. Đáng buồn hơn, ngay cả trong hành động thả cá phóng sinh, lẽ ra là việc làm có ý nghĩa tốt đẹp nhưng nhiều người ném luôn túi ni-lông đựng cá xuống sông thì chẳng còn gì mỉa mai hơn. Chẳng biết đó là phóng sinh hay sát sinh nữa!

Thực ra, tôi nhận thấy không phải người Việt Nam không biết giữ gìn vệ sinh. Nhưng đó là một sự giữ gìn ích kỷ, tìm mọi cách để bản thân sạch sẽ và sẵn sàng gạt mọi sự bẩn thỉu sang nhà hàng xóm hay ra đường...

Tôi đã đến Việt Nam rất nhiều lần nhưng cũng không thể nào quen được với hành động xấu xí đó bên cạnh tình trạng giao thông “điên cuồng”. Tôi cho rằng điều này sẽ khiến nhiều người nước ngoài mất cảm tình đối với Việt Nam và người ta sẽ cho rằng người Việt Nam không quan tâm tới môi trường và cũng không đoái hoài tới tương lai. Một cộng đồng được tạo nên từ những cá nhân bừa bãi sẽ không thể vững mạnh được. Tôi nghĩ những đứa trẻ sống trong môi trường đó cũng sẽ học theo hành động xấu xí của người lớn và hậu quả là chúng ta tiếp tục có một thế hệ tương lai hủy hoại môi trường, thiếu tôn trọng luật pháp.

Để giải quyết vấn đề này, cần có sự kết hợp giữa giáo dục, luật pháp và chính quyền. Ở Úc, ngoài đẩy mạnh giáo dục và tuyên truyền bảo vệ môi trường, chính phủ còn thực thi luật pháp rất nghiêm ngặt đối với hành vi xả rác bừa bãi dưới bất cứ hình thức nào. Chúng tôi có lực lượng bảo vệ đặc biệt tên là Council Rangers chuyên xử lý các trường hợp phá hoại môi trường. Ngoài ra, chúng tôi còn có Đội Kiểm tra y tế và an toàn, trợ giúp cho việc bảo vệ môi trường.

 

 

Dòng kênh Nhiêu Lộc (TP HCM) thường phải hứng rácẢnh: HOÀNG TRIỀU
Dòng kênh Nhiêu Lộc (TP HCM) thường phải hứng rácẢnh: HOÀNG TRIỀU

 

Họa sĩ Jean Marc Polet (Pháp):

Thiếu sự răn đe cần thiết

Hút thuốc, khạc nhổ, xả rác bừa bãi, dắt chó đi vệ sinh... ở nơi công cộng là những hành động phổ biến ở Việt Nam. Tôi cho rằng những hành vi trên luôn diễn ra là do thiếu sự răn đe cần thiết. Các lực lượng chức năng cứ phạt nặng vào “túi tiền” thì tôi tin rằng nhiều người sẽ không dám làm thế nữa. Nhưng có một vấn đề tôi rất lo ngại là nếu người Việt Nam vẫn mang sự vô ý thức đó khi ra nước ngoài thì họ sẽ đối mặt với những hậu quả không hề dễ chịu. Không chỉ nhận sự khinh ghét của người bản địa, họ còn có thể sẽ bị phạt rất nặng và nếu bị... lên báo ở nước ngoài thì không còn gì xấu hổ hơn.

Giảng viên Anna McLean (Canada):

Không dễ gột rửa tiếng xấu

Một trong những điều đầu tiên tôi nhận thấy ở Việt Nam là lực lượng công nhân vệ sinh đường phố của các bạn thực sự vất vả bởi ý thức của phần lớn người dân rất đáng buồn. Nhiều người có vẻ không có khái niệm bỏ rác vào thùng đúng nơi quy định, thậm chí những nơi có biển cấm đổ rác lại là những nơi bị rác “đè” nhiều nhất! Đó mới chỉ là câu chuyện rác thôi, còn nhiều vấn đề khác cũng nhức nhối không kém như những hành động coi thường pháp luật: vượt đèn đỏ, lấn chiếm lề đường, cự cãi, xúc phạm, lao xe vào người thi hành công vụ...

Tôi rất yêu quý Việt Nam, thế nên tôi sợ rằng nếu nhiều người tiếp tục hành xử xấu xí như vậy thì người nước ngoài nhìn vào có thể tưởng rằng vứt rác bừa bãi và những hành vi vô trách nhiệm nơi công cộng là văn hóa của người Việt Nam. Đó là một tiếng xấu chẳng ai muốn cả mà một khi nó đã gắn với hình ảnh của một đất nước nào đó thì không dễ gì gột rửa.

 

 

Xử phạt đi đôi với giáo dục

Theo TS Huỳnh Trung Minh, chuyên gia kinh tế, ở Mỹ, khi người tham gia giao thông vi phạm sẽ bị cảnh sát xử phạt rất nặng. Ngoài đóng phạt, người vi phạm sẽ phải học một lớp về luật giao thông, sau đó phải làm bài kiểm tra nếu đạt mới được xóa lỗi. Nếu không, lỗi này sẽ được lưu lại trong 3 năm và khi người này mua bảo hiểm giao thông thì mức giá mà công ty bảo hiểm bán cho sẽ rất cao do có “tiền án” về vi phạm giao thông. “Pháp luật phải vừa có sự cảm thông dựa trên lý lẽ đúng vừa đánh vào lòng tự trọng. Họ dùng rất nhiều biện pháp từ phạt tiền, giáo dục và chủ yếu đánh vào lòng tự trọng của bản thân” - ông Minh nhận xét.

T.Phương

 

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo