Bởi đây không phải lần đầu tiên các toa tàu metro bị vẽ bậy. Trước đó, ngày 11-6-2022, tại depot Long Bình, ít nhất 2 toa tàu metro số 1 cũng bị vẽ bậy trên thân tàu và phần đầu toa tàu. Có cảm giác như mỗi lần các toa tàu bị vẽ bậy là mỗi lần nhà thầu phải khắc phục bằng tẩy xóa, làm sạch. Chưa có biện pháp nào ngăn chặn, bảo vệ hữu hiệu và kẻ phá hoại cũng chưa bị "trừng phạt thích đáng".
Cần phải xác định metro là công trình trọng điểm cần được bảo vệ. Đoàn tàu metro số 1 bị vẽ bẩn tới 2 lần, câu chuyện đặt ra là việc trông coi tài sản như thế nào? Nếu người ngoài lọt vào không chỉ vẽ bậy mà còn phá hoại tài sản thì sẽ ra sao? Trách nhiệm của nhà thầu ở đâu, lực lượng bảo vệ làm gì khi những kẻ xấu đột nhập? Vì sao những kẻ vẽ bậy vẫn chưa bị xử lý? Có còn lặp lại tình trạng này vào lần sau hay không?...
Rất nhiều câu hỏi đặt ra cần có lời giải đáp thỏa đáng. Hay nói cách khác, phải có giải pháp cho sự việc này. Truy tìm và xử lý nghiêm các đối tượng có hành vi phá hoại là lẽ đương nhiên phải làm và phải thật kịp thời. Cùng với đó là việc gắn camera giám sát, sử dụng loại sơn để chống vẽ bậy hoặc dễ tẩy rửa vết bẩn. Đặc biệt là vấn đề bảo quản tài sản công trình trọng điểm, phải xử lý nghiêm những người có trách nhiệm quản lý để xảy ra tình trạng trên và duy trì lực lượng bảo vệ chuyên nghiệp để bảo đảm tuyệt đối an toàn.
Bình luận (0)