xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Nói không với thịt chó? (*): Cần thay đổi thói quen

NGUYỄN VĂN MỸ

Nguồn thực phẩm hiện nay quá phong phú, có thể thay thế thịt chó, mèo bằng nhiều loại khác

Đây không phải lần đầu xảy ra tranh luận nảy lửa giữa những người phản đối và người ủng hộ ăn thịt chó, mèo và bên nào cũng có lý lẽ để bảo vệ quan điểm của mình.

Vấn đề là ý thức

Trước hết phải khẳng định Việt Nam không phải là nước duy nhất ăn thịt chó, mèo. Hàn Quốc dẫn đầu về tỉ lệ dân ăn thịt chó, mèo nhưng lớp trẻ ngày càng tẩy chay, lên án. Việt Nam vô địch về các "biến tấu" thịt chó, mèo. Trung Quốc có hẳn Festival thịt chó vào tháng 6 hằng năm ở Quảng Tây như phim kinh dị. Một số vùng của các nước Indonesia, Philippines, Ấn Độ, Triều Tiên, Đông Timor, Mỹ, Mexico, Thụy Sĩ, Nigeria… cũng thích ăn thịt chó, mèo.

Thay đổi một thói quen, nhất là thói quen ẩm thực, không quá khó nhưng không đơn giản. Lẽ thường, muốn đổi phải có món thay, nhất là lý do cần thay đổi. Nguồn thực phẩm hiện nay quá phong phú, có thể bổ sung nguồn thay thế thịt chó, mèo bằng nhiều loại khác. Thậm chí bỏ hẳn, không cần thay vì nhiều người cả đời chưa hề ăn thịt chó, mèo vẫn thông minh, khỏe mạnh. Còn lý do để đoạn tuyệt việc ăn thịt chó, mèo được giải thích là "độc ác, phản cảm với du khách và người nước ngoài đến làm việc, sinh sống; ảnh hưởng đến hình ảnh thủ đô văn minh, hiện đại...". Những lý do này chưa thuyết phục. Sát sinh không hẳn là độc ác, nếu việc đó là cần thiết và để duy trì cuộc sống. Vĩnh biệt thịt chó, mèo, trước hết phải vì mình, vì người Việt. Nếu vì người nước ngoài, không khéo mai mốt sẽ cấm luôn nước mắm, mắm tôm, các loại trứng lộn và những tập tục khác lạ của Việt Nam?

Nói không với thịt chó? (*): Cần thay đổi thói quen - Ảnh 1.

Cần điều chỉnh luật để hạn chế tối đa việc giết mổ và sử dụng thịt chó, mèo Ảnh: SỸ HƯNG

Tôi rất dị ứng với từ cấm. Nhiều chuyện tày đình, có cả án tử răn đe mà cũng chẳng cấm được, huống chi dân nghiện thịt chó, mèo. Tôi cũng không thích kiểu "Nói không với..." vì nói thì quá dễ. Nói ngược nói xuôi, đen trắng gì cũng được. Quan trọng là làm. Ai cũng nói không nhưng làm thì có. Hà Nội từng có phố thịt chó ở Nhật Tân một thời tấp nập, giờ chỉ còn vài quán mà không cần cấm. Vấn đề là ý thức mỗi người.

Cả chó và mèo đều là những gia súc được thuần hóa từ thú hoang dã, trung thành, khôn ngoan và giúp con người nhiều nhất. Không chỉ giữ nhà, chó còn dọn dẹp vệ sinh, săn bắt nguồn thịt, trinh sát, phá án... Thi thoảng vẫn có chuyện chó, mèo phát dại, cắn bị thương, thậm chí chết người nhưng không thể so với những điều tốt đẹp chúng đã làm cho con người. Không ít chó, mèo được con người tạc tượng, phong anh hùng. Những loài vật đáng yêu như vậy, hà cớ gì lại ăn thịt chúng?

Hồi nhỏ, vùng quê tôi vào những dịp lễ lạt, vẫn thường có thịt chó, mèo. Hơn nửa thế kỷ, tôi cứ bị ám ảnh bởi những đôi mắt cầu khẩn, van lơn và tuyệt vọng của mấy con chó sắp bị giết thịt. Có lần, nhà tôi bàn việc giết chó để đãi khách vì không có tiền mua thịt cá. Nghe vậy, con chó lấm lét nhìn. Tối đó, nó bỏ đi biệt tích. Tôi giã từ thịt chó, mèo từ đó.

Việc còn lại là quản lý và thực hiện

Chủ trương của Hà Nội được đa số người dân đồng thuận, các tổ chức bảo vệ động vật quốc tế ủng hộ. Việc còn lại là quản lý và thực hiện. Trước mắt là dẹp ngay vấn nạn chó, mèo thả rông. Phải thu gom và xử lý triệt để. Việc tiếp theo là bảo đảm chó, mèo nuôi được tiêm ngừa. Luật Thú y hiện hành không quy định chó, mèo thuộc đối tượng động vật được kiểm soát giết mổ, kiểm tra, giám sát chất lượng sản phẩm. Do vậy, phải điều chỉnh luật hoặc có nghị định để hạn chế tối đa việc giết mổ và sử dụng thịt chó, mèo. Đoạn tuyệt thịt chó, mèo cũng chấm dứt được nạn "cẩu tặc" với rất nhiều hệ lụy xã hội nhức nhối. Các hộ giết mổ và kinh doanh thịt chó, mèo cần có lộ trình và cả quyết tâm chuyển đổi nghề phù hợp.

Thay vì đua nhau ăn thịt chó, mèo, sẽ có những ngày hội tôn vinh chó mèo, trâu bò đã hết lòng phụng sự và giúp ích con người như các ngày hội tri ân dành cho voi, khỉ, ngựa… của các nước. Chủ trương đúng đắn của Hà Nội cần được các hội, đoàn thể thủ đô vận động thành viên gương mẫu thực hiện. Đó cũng là xây dựng thương hiệu Hà Nội, mở đầu cho việc đột phá vào những lề thói lạc hậu đang khoác áo văn hóa, truyền thống cản trở sự phát triển của thủ đô.

Có thể bị phạt tù

Ngày 12-9-2018, Hạ viện Mỹ thông qua đạo luật cấm giết mổ chó, mèo làm thực phẩm cho con người, mức phạt là 5.000 USD (khoảng 118 triệu đồng). Hạ viện Mỹ cũng ra nghị quyết kêu gọi các quốc gia châu Á gồm Trung Quốc, Hàn Quốc, Việt Nam, Thái Lan, Philippines, Indonesia, Campuchia, Lào, Ấn Độ chấm dứt việc buôn bán thịt chó, mèo.

Từ năm 1950, Hồng Kông ra pháp lệnh cấm giết chó, mèo làm thực phẩm. Mức phạt lên tới 650 HKD (15 triệu đồng) và 6 tháng tù giam. Hành vi buôn bán, ngược đãi chó mèo bị phạt tới 200.000 HKD (5 tỉ đồng) và 3 năm tù giam. Từ tháng 4-2017, Đài Loan thông qua Luật Bảo vệ động vật, ăn thịt chó, mèo bị phạt 250.000 TWD (khoảng 186 triệu đồng); đối xử tàn nhẫn hoặc giết mổ chó, mèo bị phạt 2 triệu TWD (gần 1,5 tỉ đồng) và 2 năm tù giam. Ở Thái Lan, hành hạ động vật bị phạt 1.663 USD (gần 39 triệu đồng) và 2 năm tù giam.

(*) Xem Báo Người Lao Động từ số ra ngày 14-9

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo