xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Nối vòng tay lớn: Trách nhiệm, nhân văn của người làm báo

Nhóm Phóng viên

Trong đại dịch, lo cho chính mình còn khó nhưng Báo Người Lao Động vẫn luôn nghĩ và hướng về cộng đồng, người dân gặp khó khăn để thực hiện nhiều chương trình ý nghĩa, thiết thực

Bà Tô Thị Bích Châu, Đại biểu Quốc hội khóa XV, Ủy viên Ban Thường vụ, Chủ tịch Ủy ban MTTQ TP HCM:

Rất đáng quý và vô cùng ý nghĩa

Đợt dịch lần thứ 4 đã tác động mạnh mẽ đến đời sống xã hội, khiến người dân chịu nhiều thiệt thòi, khó khăn, đặc biệt là công nhân lao động ở các khu nhà trọ, người yếu thế…

TP HCM đã vận hành toàn bộ hệ thống chính trị với 200% sức lực để chống dịch với mục tiêu bảo vệ tính mạng, sức khỏe của nhân dân là trên hết, trước hết. Nguồn lực của trung ương, thành phố, các nguồn lực huy động xã hội trong và ngoài nước đã tiếp sức mạnh mẽ cho công tác phòng chống dịch cũng như chăm lo an sinh cho người dân thành phố. Trong đó, 2 chương trình "Tổ quốc cần, cả nước chung tay" và "Thực phẩm miễn phí cùng cả nước chống dịch" của Báo Người Lao Động đã kịp thời, góp phần tích cực vào công tác chống dịch, chăm lo đời sống người dân tại TP HCM và cả nước.

Triển khai thực hiện từ tháng 5 và tháng 6 đến nay, 2 chương trình đã trao hơn 6,4 tỉ đồng (bao gồm vật tư y tế, thực phẩm, tiền mặt) cho 101 địa phương, khu phong tỏa, bếp ăn từ thiện, bệnh viện, trung tâm y tế. Đây là điều rất đáng trân quý và vô cùng ý nghĩa trong thời điểm vừa qua.

Là đơn vị phát động nhiều chương trình kêu gọi ủng hộ nguồn lực cho công tác phòng chống dịch Covid-19 và công tác an sinh xã hội, tôi rất trân quý khi trên địa bàn TP HCM có những chương trình như "Tổ quốc cần, cả nước chung tay" và "Thực phẩm miễn phí cùng cả nước chống dịch". Hai chương trình là biểu hiện sinh động của sự hưởng ứng mạnh mẽ, là cánh tay nối dài, cộng hưởng với chương trình do Ủy ban MTTQ TP HCM phát động. Cả 2 chương trình này cùng với các chương trình ủng hộ công tác phòng chống dịch và an sinh của TP HCM lần nữa đã khẳng định và lan tỏa những giá trị tốt đẹp cũng như sự đồng tâm, hiệp lực của người dân trong công tác phòng chống dịch và chăm lo an sinh xã hội.

TS-BS Nguyễn Tri Thức, Đại biểu Quốc hội khóa XV, Giám đốc Bệnh viện Chợ Rẫy:

Chương trình đã khơi gợi, lan tỏa tinh thần đoàn kết

Trong thời điểm dịch lên đến đỉnh điểm, trang thiết bị phòng hộ, găng tay, khẩu trang, nước kháng khuẩn… còn thiếu, thì sự ra đời của chương trình "Tổ quốc cần, cả nước chung tay" của Báo Người Lao Động đã kịp thời hỗ trợ các bệnh viện hồi sức Covid-19 của TP HCM cũng như các bệnh viện trung ương làm tốt công tác điều trị.

Quan trọng nhất và lớn lao hơn cả là chương trình đã khơi gợi, lan tỏa tinh thần đoàn kết tương thân tương ái, lá lành đùm lá rách của dân tộc Việt Nam. Dựa trên tinh thần đoàn kết đó, riêng Bệnh viện Hồi sức Covid-19 TP HCM đã nhận được rất nhiều sự giúp đỡ của cộng đồng, người dân cả nước, các doanh nghiệp và kiều bào nước ngoài. Không chỉ vật dụng y tế mà còn có cả những tô phở, tô cháo, sữa… tiếp sức cho lực lượng tuyến đầu. Chúng tôi cảm nhận rất rõ sự tin tưởng và tình cảm đồng bào gửi gắm trong những phần quà, những lần thăm hỏi vội vàng để phòng dịch nhưng đầy xúc động.

Rồi dịch Covid-19 sẽ qua đi, tin rằng Báo Người Lao Động vẫn sẽ tiếp tục lan tỏa tinh thần tốt đẹp này để kịp thời kết nối và hỗ trợ những hoàn cảnh, tình huống khẩn cấp khác.


Nối vòng tay lớn: Trách nhiệm, nhân văn của người làm báo - Ảnh 1.

Công ty May đồng phục Bảo An tham gia chương trình “Thực phẩm miễn phí cùng cả nước chống dịch” Ảnh: Tấn Thạnh

Ông Hồ Xuân Lâm, Phó Chủ tịch Liên đoàn Lao Động TP HCM:

Sáng kiến vì cộng đồng, người lao động

Từ những ngày đầu cả nước bước vào cuộc chiến chống dịch Covid-19 đến nay, Báo Người Lao Động đã liên tục triển khai nhiều chương trình vì cộng đồng để kết nối doanh nghiệp, các nhà hảo tâm sát cánh cùng chính quyền, hỗ trợ người dân vượt qua khó khăn. Tiêu biểu như chương trình "Thực phẩm miễn phí cùng cả nước chống dịch", "Tổ quốc cần, cả nước chung tay" nhằm hỗ trợ trang thiết bị y tế, nhu yếu phẩm cho bộ đội biên phòng, đội ngũ y - bác sĩ, lực lượng tuyến đầu, người nhiễm và nghi nhiễm phải cách ly, bà con đang gặp phải khó khăn do dịch bệnh...

Gần đây, chương trình "Tình thương cho em" được thực hiện đã kết nối những tấm lòng thiện nguyện chăm lo cho trẻ em mồ côi vì dịch Covid-19, trong đó có con công nhân lao động.

Có thể khẳng định những chương trình thiện nguyện mà Báo Người Lao Động thực hiện thời gian qua đều là những chương trình xã hội đầy sáng tạo và vô cùng thiết thực. Qua đó thấy được Ban Biên tập và đội ngũ biên tập viên, phóng viên, nhân viên của báo luôn suy nghĩ vì cộng đồng, luôn canh cánh nỗi lo chung của người dân gặp khó khăn, luôn có ý thức trách nhiệm trong việc chung tay cùng chính quyền chăm lo đối tượng yếu thế trong xã hội, để không một ai bị bỏ lại phía sau.

Cũng chính từ những tình cảm chân tình đó mà mỗi chương trình của Báo Người Lao Động đã trở thành cầu nối hiệu quả giữa nhà hảo tâm, những người có tấm lòng thiện nguyện với những mảnh đời khó khăn, bất hạnh.

LĐLĐ TP HCM đánh giá cao những đóng góp, sự nỗ lực, nhiệt huyết của tập thể Ban Biên tập, đội ngũ biên tập viên, phóng viên, nhân viên của Báo Người Lao Động. Tôi tin rằng thời gian tới, Báo Người Lao Động sẽ tiếp tục phát huy thế mạnh của mình, thắp lên những ngọn lửa yêu thương, có thêm nhiều sáng kiến vì cộng đồng và người lao động.

Trong khó khăn càng tỏa sáng

Ngay khi dịch mới xuất hiện ở TP HCM, với trách nhiệm, tính tiên phong của người làm báo, từ đầu tháng 5-2021, Báo Người Lao Động đã phát động và thực hiện chương trình "Tổ quốc cần, cả nước chung tay". Đây là chương trình sớm nhất trong các chương trình chung tay phòng chống đại dịch trong giới báo chí của thành phố. Chỉ hơn 1 tháng thực hiện, chương trình này đã được nhiều cơ quan, đơn vị, nhà hảo tâm đóng góp với số tiền và hiện vật có giá trị hơn 1,3 tỉ đồng; qua đó kịp thời hỗ trợ đến những nơi đang cần, đặc biệt là lực lượng y - bác sĩ, bộ đội biên phòng. Đây là con số quá ấn tượng.

Tháng 6-2021, TP HCM liên tục thực hiện cách ly, phong tỏa. Một số cơ quan báo chí có các chương trình đồng hành công tác phòng chống dịch của thành phố. Nắm bắt được nhu cầu cấp thiết của người dân về thực phẩm, Báo Người Lao Động đã nhanh nhạy, kịp thời phát động và thực hiện chương trình "Thực phẩm miễn phí cùng cả nước chống dịch".

Là đồng nghiệp của các bạn, tôi thấy tự hào về những người làm báo ở TP HCM, trong đó có Báo Người Lao Động. Đợt dịch thứ 4, các cơ quan báo chí cũng gặp rất nhiều khó khăn trong tổ chức, tác nghiệp, phát hành..., có đơn vị phải ngưng phát hành báo in. Trong bối cảnh đó, lo cho chính mình còn khó nhưng Báo Người Lao Động nói riêng và báo chí TP HCM nói chung vẫn luôn nghĩ và hướng về xã hội, cộng đồng, người dân gặp khó khăn để thực hiện nhiều chương trình ý nghĩa, thiết thực.

Nhà báo Trần Trọng Dũng, Chủ tịch Hội Nhà báo TP HCM

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo