Điển hình như vụ nông dân bị kẻ xấu gài chĩa sắt nhọn dưới ruộng đồng gây nguy hiểm hay vụ vườn cam của người dân vài tháng nữa sẽ thu hoạch thì bị kẻ gian xịt thuốc diệt cỏ gây thiệt hại đến ½ diện tích vườn... ở một tỉnh vùng ĐBSCL. Theo thống kê của tỉnh này, từ cuối năm 2016 đến nay trên địa bàn đã xảy ra khoảng 14 vụ hủy hoại tài sản dưới hình thức: chặt cây, thuốc lúa, nhổ hoa màu.
Theo nhận định của cơ quan chức năng thì nguyên nhân thường xuất phát từ các mâu thuẫn trong quan hệ xã hội, hàng xóm xích mích nhau rồi ra tay phá hoại để thỏa mãn cơn giận, cũng có khi do ganh ghét thấy người ta trồng cây có hiệu quả nên đố kỵ… Thường thì các vụ này không tìm được thủ phạm, nếu tìm được cũng chỉ xử lý hành chính, rất ít khi bị khởi tố, xử lý về hình sự trong khi các vụ việc tương tự cứ tái diễn ngày càng nghiêm trọng.
Vườn nho của ông Trương Tấn Tâm (thị trấn Phước Dân, huyện Ninh Phước, tỉnh Ninh Thuận) bị kẻ xấu phá hoại
Có thể nói hành vi phá hoại cây trồng, nông sản không chỉ đơn giản là gây thiệt hại nhỏ về vật chất mà còn gây nguy hiểm cho sức khỏe, tính mạng, ảnh hưởng nghiêm trọng đến sản xuất, đời sống của người người dân, nhất là gây mất an ninh trật tự khu vực nông thôn, là tội ác. Do đó, các cơ quan chức năng không nên coi đây là chuyện nhỏ, phá hoại vặt mà bỏ qua, không xử lý đến nơi đến chốn sẽ gây ra các hậu quả nghiêm trọng cho xã hội.
Cơ quan chức năng ngoài việc cần quyết liệt xử lý nghiêm các đối tượng trộm cắp nông sản, phá hoại cây trồng còn cần làm tốt công tác tuyên truyền, giải quyết những mâu thuẫn giữa người dân đến nơi đến chốn. Đặc biệt là cảnh báo người dân về hậu quả của hành vi phá hoại tài sản của người khác sẽ bị xử lý với các hình phạt nghiêm khắc.
Bình luận (0)