xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Phân loại rác: Đừng làm nửa vời!

Vy Thư

Để thực hiện có kết quả lâu dài, TP HCM cần có phương án và sự chuẩn bị kỹ lưỡng; phải hỗ trợ người dân để việc phân loại rác dễ dàng, thuận tiện, hiệu quả

Từ hôm nay (24-11), các cơ quan, tổ chức, hộ gia đình, cá nhân trên địa bàn TP HCM có hoạt động phát sinh chất thải rắn sinh hoạt phải thực hiện phân loại. Quy định này nhận được sự đồng thuận của số đông người dân bởi góp phần cải thiện môi trường sống và hơn nữa, rất nhiều nơi trên thế giới đã làm rất thành công. Tuy nhiên, vẫn tồn tại nhiều bất cập cần phải giải quyết để quy định có thể đi vào đời sống, điều chỉnh được hành vi, hình thành ý thức của người dân.

Phải làm đồng bộ

Điều dư luận băn khoăn nhất chính là việc thu gom và xử lý rác thải. Bạn đọc Dinh Gia Hung đồng ý không phân loại rác tại nguồn (PLRTN) là sai. "Thế nhưng đã khi nào cơ quan chức năng tự hỏi là công ty môi trường, lực lượng thu gom rác dân lập đi thu gom rác như thế nào không? Họ gom tất cả các loại rác vào và ép trong xe thùng. Vậy người dân phân loại để làm gì?" - bạn đọc này đặt câu hỏi.

Còn theo bạn đọc Mạc Thị Hương, chủ hộ PLR xong bỏ rác ra ngoài cửa chờ xe rác đến gom nhưng "suốt đêm ngày đội quân bới rác lấy đồ nhựa, lon bia, nước ngọt xong lại bỏ tùm lum, lẫn lộn rác vào với nhau. Vậy phạt ai đây?".

Cũng ủng hộ việc PLRTN, bạn đọc Nguyen Sa đề xuất: "Cần trang bị những xe lấy rác theo chuẩn, chấn chỉnh tác phong của công nhân vệ sinh, quy định rác sinh hoạt phát sinh tính theo khối lượng hay kích cỡ. Tránh tình trạng như hiện nay khi gia đình có rác phát sinh phải tự thương lượng với công nhân, gây chậm trễ".

Ở góc nhìn khác, nhiều bạn đọc đề nghị trước mắt nên phạt ngay những người đổ rác ra đường, ném rác bừa bãi trước cửa nhà người khác hoặc xả xuống miệng cống, kênh mương; phạt những người nhận trách nhiệm đi thu gom rác nhưng để rác tồn đọng ngày này qua ngày khác, đồng thời làm rõ khi nào thì người đổ rác được quyền từ chối vận chuyển rác; phạt ban quản lý chung cư nếu không có bô rác cho từng loại rác thải. 

Bên cạnh đó, bạn đọc đề xuất để thực hiện đồng bộ có kết quả lâu dài, TP cần có phương án và sự chuẩn bị kỹ lưỡng; phải hỗ trợ người dân trong việc PLR, làm sao để việc phân loại thật dễ dàng, thuận tiện, hiệu quả. Đặc biệt, bạn đọc Hải Hà cho rằng Bộ Tài nguyên và Môi trường (TN-MT) cũng nên cùng vào cuộc, có một chương trình cụ thể, lâu dài cho việc thu gom và xử lý rác trên cả nước chứ không chỉ ở Hà Nội và TP HCM. Bên cạnh đó là làm trong sạch và xử lý ô nhiễm sông, suối, hồ và biển.

Phân loại rác: Đừng làm nửa vời! - Ảnh 1.

Để việc phân loại rác đạt hiệu quả, cần phải làm đồng bộ. Trong ảnh: Xe thu gom rác của lực lượng dân lập chỉ có một ngăn nên dù người dân thực hiện phân loại rác thì vẫn bị trộn lẫn rác chưa phân loại Ảnh: Sỹ Đông

Rác hữu cơ nên thu gom mỗi ngày

Với quy định sẽ tổ chức thu gom riêng các chất thải theo lịch, cụ thể: Thu gom chất thải hữu cơ vào thứ hai, tư, sáu và chủ nhật; các chất thải còn lại vào thứ ba, năm, bảy trong tuần, nhiều bạn đọc đề nghị nên xem lại quy định này.

"Rất nhiều nhà trong TP có diện tích nhỏ, không có sân hay vườn, việc thu gom rác hữu cơ dễ phân hủy (nhóm thức ăn thừa, lá cây, rau, củ, quả, xác động vật) cách nhật sẽ rất bất tiện. Để trong nhà nhỏ thì hôi thối, để trước cửa thì chuột, chó, mèo bươi móc, càng thêm nhếch nhác. Hơn nữa, nhóm rác thải này hầu như ngày nào, nhà nào cũng có. Trong khi đó, chất thải có khả năng tái sử dụng, tái chế (nhóm giấy, nhựa, kim loại, cao su, ni lông, thủy tinh) và chất thải khác không phải ngày nào cũng có, lại có thể gom bán, cho hoặc để một góc trong nhà, cuối tuần thu gom vẫn không sao. Vì vậy, cần xem lại lịch thu gom rác để sắp xếp cho hợp lý, thuận tiện cho người dân".

Với quy định sau năm 2020 mới tiến hành xử phạt theo Nghị định 155/2016/NĐ-CP của Chính phủ, nhiều bạn đọc đề nghị cần áp dụng xử phạt ngay vì môi trường đã quá ô nhiễm do ý thức của một bộ phận người dân quá kém. Hơn nữa, theo bạn đọc Sauna, thời gian qua đã tuyên truyền, vận động, hướng dẫn việc PLR, vì vậy không cần đến năm 2020 mà cuối năm 2018 là đã có thể áp dụng xử phạt theo Nghị định 155/2016/NĐ-CP nếu không thực hiện PLR. 

Kinh nghiệm quận 1, quận 6

Theo báo cáo tổng kết chương trình PLRTN của quận 1 năm 2017, qua quá trình thực hiện, thống kê tỉ lệ tham gia PLR đạt khoảng 60%-70%. Tuy nhiên, còn nhiều khó khăn như: kinh phí vận chuyển chất thải rắn thực phẩm, nhân công phát sinh; lực lượng tuyên truyền nòng cốt hầu hết từ các cơ quan, đoàn thể, kiêm nhiệm nhiều công việc nên chưa chủ động thực hiện, chỉ tham gia khi có yêu cầu. Về các tài liệu tuyên truyền do Sở TN-MT cung cấp đã đầy đủ thông tin, kỹ thuật phân loại nhưng chưa thu hút, cần bổ sung thêm hình ảnh sinh động. Đồng thời đề nghị Sở TN-MT có hướng dẫn về việc vận chuyển chất thải rắn thực phẩm về các khu xử lý. Lưu ý việc sơn xe màu xanh và màu xám gây nguy hiểm cho công nhân thu gom buổi tối.

Còn theo báo cáo của quận 6, một số hộ dân cho rằng việc dán nhãn gây bất tiện, họ đề xuất trang bị 2 loại túi rác khác màu sẽ hiệu quả, dễ phân biệt hơn. Phụ trách chương trình PLRTN do công chức địa chính đô thị và môi trường kiêm nhiệm nên gặp nhiều khó khăn về nhân sự và thời gian làm việc. Ngoài ra, mức phạt với hành vi không PLR theo Nghị định 155/2016/NĐ-CP quá cao sẽ gây khó khăn trong công tác xử lý vi phạm.

T.Trang

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo