xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

SỐNG CHUNG VỚI DỊCH COVID-19: Chuẩn bị kịch bản phục hồi kinh tế

Xuân Huy - Huỳnh Hiếu

Để mở cửa dần, sống trong điều kiện bình thường mới, cần phải có vắc-xin, thuốc chữa bệnh và trang bị kiến thức để người dân tự phòng chống dịch

Bạn đọc Kiến Quốc:

Linh hoạt với loại hình dịch vụ ăn uống

Với tình hình dịch Covid-19 hiện tại, doanh nghiệp (DN) vừa và nhỏ đang gặp khó khăn chồng chất, bởi không hoạt động vẫn phải trả chi phí thuê mặt bằng, chi phí vận hành cơ bản, chi phí hỗ trợ đời sống nhân viên, chi phí khấu hao chung, chi phí trả lãi vay ngân hàng (nếu có vay vốn)...

Đặc biệt, đối với các cơ sở kinh doanh loại hình dịch vụ ăn uống, phải đối diện với rủi ro đền bù hợp đồng thuê hoặc phải chấp nhận mất đi vị trí kinh doanh đã lựa chọn.

Thêm vào đó, đa phần các cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống sử dụng lực lượng lao động thời vụ. Khi dịch bùng phát, lực lượng này chọn phương án về quê để tránh dịch khá nhiều nên khó tiếp cận với việc tiêm vắc-xin theo phương án chung của thành phố. Điều này gây khó khăn cho việc sắp xếp nhân sự khi các cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống hoạt động trở lại và bảo đảm tuân thủ các quy định mới.

Xét về quy mô, phần lớn các cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống đều có quy mô nhỏ, có nhiều hạn chế về năng lực kinh doanh, ứng dụng công nghệ và trình độ quản lý chưa chuyên nghiệp. Với nguồn lực tự có hạn chế, việc đáp ứng yêu cầu đổi mới ngay lập tức, đặc biệt là ở khía cạnh công nghệ, để thích ứng với điều kiện kinh doanh trong dịch thực sự là một rào cản lớn.

Vì thế, nên có chính sách giãn và giảm thuế cho nhóm này. Việc "cứu" nhóm này có ý nghĩa rất quan trọng trong dài hạn. Khi các bên liên quan trong lĩnh vực dịch vụ ăn uống sống tốt không chỉ góp phần tạo nguồn thu ngân sách mà còn duy trì công ăn việc làm cho người lao động, giúp họ ổn định thu nhập và giảm gánh nặng về an sinh xã hội cho chính quyền.

Đồng thời, cần nhanh chóng có chính sách tạo điều kiện cho chuỗi cung ứng (thực phẩm, sản phẩm nông nghiệp, chăn nuôi...) hoạt động trở lại bình thường, tạo động lực để loại hình dịch vụ ăn uống hồi sinh. Bên cạnh đó, cần có chính sách tiêm vắc-xin bổ sung cho nhóm lao động phục vụ trong lĩnh vực này khi họ quay trở lại thành phố.

Về phương án mở cửa chung cho loại hình dịch vụ ăn uống, trước đây có quy định mỗi cơ sở kinh doanh ăn uống được phép phục vụ tối đa 20-30 người, dẫn đến tình trạng cơ sở có diện tích 50 m2 cũng giống nơi có diện tích 500 m2. Vì vậy, cần điều chỉnh số khách theo diện tích cụ thể, kèm theo yêu cầu cam kết bảo đảm cự ly giãn cách.


SỐNG CHUNG VỚI DỊCH COVID-19: Chuẩn bị kịch bản phục hồi kinh tế - Ảnh 1.

Vắc-xin và 5K là điều kiện đầu tiên để có thể sống chung với dịch Covid-19Ảnh: Hoàng TriềuBạn đọc Tương Quan:

Thích nghi trạng thái bình thường mới

Tính mạng người dân luôn phải đặt lên hàng đầu nhưng nâng cao khả năng chống chịu của cả hệ thống cũng rất quan trọng. Không thể mãi đóng băng sản xuất, đóng cửa chống dịch bởi nếu không duy trì sản xuất sẽ không có tăng trưởng, không có nguồn thu ngân sách.

Hiện quận 7 và huyện Củ Chi là 2 địa phương công bố kiểm soát được dịch Covid-19. Đây là cơ sở quan trọng cho việc nghiên cứu, thay đổi chiến lược phòng chống dịch, nhằm thí điểm việc chuẩn bị kịch bản bình thường mới cho TP HCM sau ngày 15-9.

Nền kinh tế của TP HCM trên 80% là dịch vụ, do đó mục tiêu kép của TP HCM thời gian tới là củng cố hệ thống y tế và bảo vệ sức khỏe của nền kinh tế. Cần nhanh chóng xác lập lại trạng thái bình thường mới, mở cửa trở lại cho hoạt động kinh tế trên tinh thần từng bước chắc chắn, không chủ quan khi dịch bệnh còn phức tạp, mở tới đâu chắc tới đó. Dĩ nhiên, để chống chọi lâu dài với dịch bệnh, cần chấp nhận và quản lý rủi ro chứ không có phương án tuyệt đối bởi dù có đóng cửa chống dịch, cũng không thể bảo đảm an toàn tuyệt đối trước dịch bệnh.

Để mở cửa dần, sống trong điều kiện bình thường mới, cần phải có vắc-xin, thuốc chữa bệnh, trang bị kiến thức tự phòng chống dịch cho người dân. Thành phố cần sớm đẩy mạnh việc quản lý người tham gia hoạt động xã hội bằng công nghệ như giấy thông hành vắc-xin, thông hành y tế. Cụ thể, cần phối hợp với các hiệp hội DN để sử dụng cơ sở dữ liệu này và lên phương án sản xuất an toàn, sản xuất xanh. Qua đó, DN "3 tại chỗ" hay "1 cung đường, 2 điểm đến" cũng có thông tin về người lao động tại DN đã tiêm chủng để quản lý.

Bên cạnh đó, tích hợp dữ liệu tiêm chủng vào cơ sở dữ liệu khai báo y tế điện tử của thành phố. Như vậy, một người di chuyển đến đâu, khai báo y tế điện tử thì lực lượng chức năng sẽ xác định được người đó đã tiêm 1 hay 2 mũi.

Ứng dụng công nghệ thông tin để quản lý từng cá nhân và điểm đến xanh, địa bàn an toàn sẽ tiến hành những hoạt động rộng hơn. Những nơi mà DN và người dân có sáng kiến bảo đảm hoạt động sản xuất, dịch vụ an toàn thì sẽ được mở ra từng bước. 

Phục hồi và phát triển sau đại dịch

Các nước phát triển sau vài tháng phong tỏa cũng đã phải chọn lựa giải pháp sống chung với dịch để bảo đảm kinh tế ít bị ảnh hưởng nhất. Dĩ nhiên, vắc-xin và 5K là điều kiện đầu tiên để người dân có thể đi làm (khi không thể làm online), nhà nước từ đó đỡ gánh nặng ngân sách lo cho người dân thất nghiệp. TP HCM là đầu tàu kinh tế, cũng không thể đóng cửa mãi để chống dịch.

Sống chung với dịch trong điều kiện bình thường mới, người mắc Covid-19 không triệu chứng hoặc triệu chứng nhẹ (được hỗ trợ tư vấn sức khỏe qua online) vẫn có thể làm việc online tại nhà để có thu nhập. Vẫn duy trì lực lượng giữ chốt kiểm soát dịch bệnh (ưu tiên F0 khỏi bệnh) đề phòng một số người kém ý thức làm lây nhiễm dịch bệnh cho cộng đồng. Yêu cầu khai báo y tế online để nắm bắt chính xác, không sót F0. Tiếp tục duy trì khám chữa bệnh online với các trường hợp bệnh nhẹ, chỉ đến bệnh viện, phòng khám khi bệnh trở nặng hoặc trường hợp cấp cứu. Đặc biệt, phải có bệnh viện, phòng khám tiếp nhận riêng người mắc Covid-19. Về giáo dục, học sinh lớp đầu cấp và năm nhất đại học nên đi học trực tiếp để có kiến thức nền, sau đó học online.

Mở cửa có kiểm soát để nhà đầu tư nước ngoài tiếp tục đầu tư. Lúc này giấy chứng nhận tiêm 2 mũi vắc-xin hoặc đã từng mắc Covid-19 được xem như là giấy thông hành và vẫn bảo đảm 5K. Ngành du lịch, đặc biệt khách nước ngoài đến Việt Nam, cần được xem xét, để thúc đẩy các ngành dịch vụ như hàng không, khách sạn, nhà hàng... phục hồi theo.

Ngoài ra, lưu ý truyền thông trên báo, đài, mạng xã hội để người dân hiểu được nhà nước luôn sát cánh cùng họ.

Bùi Ngọc Diệp

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo