xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Tăng năng suất lao động, cách nào? (*): Cần nhiều giải pháp tổng thể

TS Vũ Minh Tiến,Viện trưởng Viện Công nhân và Công đoàn,Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam

Yếu tố con người và quản trị nhân lực, quản trị kinh tế, đường lối phát triển… sẽ đóng vai trò quyết định năng suất lao động của Việt Nam trong tương lai.

Theo thông lệ quốc tế, năng suất lao động (NSLĐ) xã hội ở Việt Nam được đo bằng GDP tính bình quân trên một lao động (LĐ) đang làm việc trong năm.

NSLĐ tăng nhưng chưa bắt kịp các nước

Trong những năm qua, nền kinh tế- xã hội Việt Nam đã đạt được nhiều thành tựu to lớn, trong đó có điểm sáng về tăng NSLĐ. Theo công bố của Tổng cục Thống kê năm 2018, NSLĐ của Việt Nam tăng đều qua các năm và là quốc gia có tốc độ tăng NSLĐ cao trong khu vực ASEAN. NSLĐ toàn nền kinh tế theo giá hiện hành năm 2018 ước tính đạt 102,2 triệu đồng/LĐ (tương đương 4.521 USD), tăng 355 USD so với năm 2017. Tính theo giá so sánh, NSLĐ bình quân giai đoạn 2016-2018 tăng 5,77%/năm, cao hơn mức tăng 4,35%/năm của giai đoạn 2011-2015.

Tuy nhiên, đến nay nền kinh tế nói chung và NSLĐ nói riêng của chúng ta vẫn đang đứng trước nhiều khó khăn, thách thức và còn khoảng cách khá xa so với các nước trong khu vực. Theo báo cáo của Tổng cục trưởng Tổng cục Thống kê tháng 4-2019: Tính theo PPP 2011, NSLĐ của Việt Nam năm 2016 chỉ bằng 7,0% mức năng suất của Singapore; 17,6% của Malaysia; 36,5% của Thái Lan; 42,3% của Indonesia và bằng 56,7% NSLĐ của Philippines. Đáng chú ý là chênh lệch về NSLĐ giữa Việt Nam với các nước vẫn tiếp tục gia tăng. Điều này cho thấy khoảng cách và thách thức nền kinh tế Việt Nam phải đối mặt trong việc bắt kịp mức NSLĐ của các nước.

Nguyên nhân và giải pháp

Những hạn chế trên là do những nguyên nhân căn bản sau:

- Thứ nhất, chậm chuyển dịch cơ cấu kinh tế sang công nghiệp- thương mại- dịch vụ. Hiện nay, tỉ trọng LĐ và GDP của khu vực kinh tế có NSLĐ thấp là nông- lâm- thủy hải sản vẫn cao: chiếm 40,3% LĐ của cả nước nhưng chỉ tạo ra 15,3% GDP. Ngoài ra, ngay khu vực công nghiệp- thương mại- dịch vụ được coi là có NSLĐ cao nhưng so với các nước trong khu vực và thế giới vẫn còn hạn chế bởi xuất phát điểm của nền kinh tế thấp, quy mô kinh tế còn nhỏ, quá trình đô thị hóa chậm. Đặc biệt, hầu hết các hàng hóa, dịch vụ mà chúng ta tham gia chuỗi kinh tế toàn cầu ở khâu có giá trị thấp…. Do vậy, ngay ở khu vực công nghiệp- thương mại- dịch vụ thì giá trị làm ra của chúng ta cũng thấp.


Tăng năng suất lao động, cách nào? (*): Cần nhiều giải pháp tổng thể - Ảnh 1.

Đơn vị: Triệu đồng/người/năm

- Thứ hai, máy móc, thiết bị và quy trình công nghệ còn lạc hậu. Phần lớn doanh nghiệp (DN) nước ta, đặc biệt là DN khu vực tư nhân đang sử dụng công nghệ tụt hậu 2-3 thế hệ so với mức trung bình của thế giới. Công nghệ và sáng tạo vẫn là lĩnh vực có xếp hạng thấp trong sơ đồ cạnh tranh quốc gia của Việt Nam.

- Thứ ba, chất lượng, cơ cấu và hiệu quả sử dụng LĐ còn thấp. Phần lớn là LĐ phổ thông, công việc giản đơn, giá trị lao động chưa cao. Tỉ lệ LĐ cả nước đã qua đào tạo mới đạt khoảng 25%, chưa kể chất lượng và trình độ- kỹ năng thực tế còn thấp, chưa tương xứng với bằng cấp, chứng chỉ có được. Thái độ LĐ, làm việc chưa tốt, ý thức chấp hành kỷ luật LĐ không cao, thiếu các kỹ năng mềm, trình độ ngoại ngữ hạn chế… cũng là yếu tố làm cho NSLĐ giảm. Đây chính là rào cản lớn cho việc cải thiện NSLĐ trong tương lai.

- Thứ tư, năng lực quản lý, quản trị kinh tế, kinh doanh và hiệu quả sử dụng các nguồn lực vật chất và nhân lực; trình độ, ý thức tổ chức và quản lý trong sản xuất kinh doanh của LĐ Việt Nam còn ở mức hạn chế.

- Thứ năm, các doanh nghiệp và các cơ sở, đơn vị sản xuất, kinh doanh có vai trò đầu tàu cải thiện và thúc đẩy tăng NSLĐ nhưng hiện nay khu vực có NSLĐ bình quân khá thấp.

Để cải thiện NSLĐ, tăng sức cạnh tranh của nền kinh tế, đưa đất nước phát triển nhanh và bền vững, cần nhiều giải pháp tổng thể: thể chế, chính sách; thay đổi cơ cấu kinh tế, khoa học công nghệ; tham gia chuỗi sản xuất giá trị toàn cầu với các hàng hóa, dịch vụ giá trị cao. Đặc biệt, cần nâng cao năng suất LĐ khu vực DN và các đơn vị sản xuất, kinh doanh khác. Yếu tố con người và quản trị nhân lực, quản trị kinh tế, đường lối phát triển… sẽ đóng vai trò quyết định NSLĐ của Việt Nam trong tương lai.

Đổi mới sáng tạo để tăng năng suất

Việt Nam phải ưu tiên tăng NSLĐ dựa trên nâng cao năng lực ứng dụng công nghệ và khuyến khích các mô hình kinh tế mới trên nền tảng cuộc cách mạng 4.0. Điển hình các mô hình kinh tế mới: Kinh tế chia sẻ; Các nền tảng kết nối cung cầu; Nền tảng kỹ thuật số phục vụ thương mại điện tử; Các nền tảng phục vụ thanh toán…

Nếu NSLĐ được đo bằng giá trị gia tăng tạo ra trên mỗi LĐ thì có thể tăng NSLĐ bằng cách tăng năng suất trên mỗi giờ LĐ và/hoặc tận dụng tối đa thời gian làm việc của người LĐ. Các mô hình kinh tế mới giúp tận dụng tối đa thời gian làm việc của người LĐ. Sự bùng nổ của nền kinh tế chia sẻ có ảnh hưởng lớn đến thị trường LĐ, giúp tạo ra công việc có thu nhập dành cho những người đang trong chế độ nhàn rỗi. Do đó, cần khuyến khích các thử nghiệm thể chế để mở đường cho các ngành kinh tế mới, các mô hình kinh doanh mới sáng tạo để giải phóng NSLĐ của Việt Nam.

TS Nguyễn Thắng, Giám đốc Trung tâm Phân tích và Dự báo (Viện Hàn lâm KHXH Việt Nam)

(*) Xem báo Người Lao Động từ số ra ngày 13-8

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo