xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Tăng thuế bảo vệ môi trường: Đừng đè nặng lên vai người dân

Minh Trí tổng hợp

(NLDO)- Bài viết “Người dân không phải cái bao tiền, thưa Bộ Tài chính” đăng trong mục Nói thẳng đã nhận được hàng ngàn phản hồi bày tỏ búc xúc trước dự thảo “Nghị quyết trình Chính phủ về biểu thuế bảo vệ môi trường” đang được Bộ Tài chính lấy ý kiến dư luận.

Tăng thuế bảo vệ môi trường: Đừng đè nặng lên vai người dân - Ảnh 1.

Rất nhiều bạn đọc lo ngại việc tăng thuế môi trường sẽ gây thêm khó khăn cho người dân, nhất là những người nghèo- Ảnh: Hoàng Triều

Rất nhiều ý kiến bày tỏ đồng tình quan điểm với tác giả và ủng hộ thái độ nói thẳng của bài báo. Bạn đọc Hoàng Nhân bày tỏ: "Nhà báo của năm đây rồi! Quá tuyệt vời. Cần nhiều những bài báo như thế này về các bộ - ngành khác nữa. Nếu Bộ Tài chính minh bạch và rõ ràng được những vấn đề trên bài báo đã nêu thì tôi bội phần bái phục!"

Dân không phải là cái kho tiền!

"Tại sao cứ nghĩ ra cách thu tiền dân, sao không tìm cách giảm chi tiêu lãng phí, giảm tiêu cực. Họ cứ coi dân như cái bao tải tiền, thích là móc ra. Hãy nuôi dưỡng sức dân!" hay "Dân không phải là cái kho tiền đâu nha mấy ông Bộ Tài chính. Gì cũng vừa vừa phải phải thôi"… là những gì mà không ít bạn đọc cũng nói thẳng cùng bài báo.

"Người dân không phải là ngân hàng và người dân không in ra được tiền nhé, mà muốn có tiền người dân phải lao động cực khổ lắm đó Bộ Tài chính ơi, đừng đè nặng lên vai người dân. Cảm ơn bài báo rất chuẩn" - bạn đọc Luân Tá Võ gay gắt.

Bạn đọc Bùi Huy Đoàn phản hồi: thích nhất câu "người dân không phải là các bao đựng tiền" và " ai cũng làm được, cần chi Bộ Tài chính nữa". Trong khi đó, bạn đọc Lê Đạt "ngạc nhiên": Lạ quá luôn, giảm cái này thì tăng cái khác lên bất chấp tỉ lệ và lý do!!!. Bạn đọc Triệu đúc hội cảm thán: Sao cái gì cũng nhắm vào dân thế này.

Không ít bạn đọc bày tỏ sự bức xúc: "Nước còn nghèo, dân còn nghèo lắm, chi tiêu cần phải tiết kiệm, đừng phung phí! Giảm chi để giảm thu, để dân còn nhờ, đừng cứ tăng thu để bù chi, rồi tất cả dân phải chịu! (Đỗ Hữu Thông). Bạn đọc Phú Sanh nói gay gắt: "Tôi phản đối đề nghị này của Bộ Tài chính. Người dân chúng tôi đã quá mệt mỏi với các khoản phí phải nộp. Giờ không thể chịu được nếu khoản phí môi trường tiếp tục tăng!".  Bạn đọc này cũng đặt câu hỏi với Bộ Tài chính: "Khoản phí bảo vệ môi trường thu được từ trước tới nay đã sử dụng vào việc gì? Trong khi môi trường ngày càng tệ hơn!?".

Bày tỏ sự đồng cảm với nỗi khó nhọc của người dân lao động, nhất là những người ở vùng sâu vùng xa còn nghèo, bạn đọc Tiên cho rằng ngành xăng dầu đã lãi mà Bộ Tài chính lại tăng thuế?... Giá cả xăng dầu tăng lên 1 giá hàng hóa sẽ tăng lên 2, 3 lần vì giới buôn bán họ té nước theo mưa, rốt cuộc lợi nhuận họ thu vào cao, tất cả khó khăn dân nghèo gánh chịu các ông biết không?".

Còn bạn đọc Khải Ký lo ngại: "Làm kiểu này hoài sao đất nước phát triển nổi? Hãy làm gì đó để cho dân phát triển sản xuất, phát triển về kỷ thuật sản xuất, thị trường, công nghiệp. Mấy cái này là trách nhiệm của các ông đấy! Dân giàu nước mạnh. Cớ sao trồng cây không lo chăm bón mà cứ ra cái nụ nào thì cứ muốn ngắt đi thì lấy gì mà có trái?".

Bạn đọc Minh chau đúc kết: "Lương cho CBCNVC được tăng, mà thuế xăng dầu tăng theo thì thử các mặt hàng từ giao dich cho đến các mặt hàng nông sản, tiêu dùng nó sẽ tăng thế nào? Tăng thuế giá xăng chỉ để thêm lạm phát. Ra chợ mua mớ rau thôi đâu có giá 5.000đ, toàn là 8.000,10.000, 15.000đ; hỏi xem nhà nước áp dụng điều gì để chống lạm phát! Nếu giá xăng tăng, vậy đồng lương CN tăng thêm 200.000đ vào lương cơ bản có đủ để ăn không?".

Cái gì cũng phải rõ ràng, đừng mập mờ mà tận thu

Bên cạnh những búc xúc rất thực tế, nhiều bạn đọc cũng thẳng thắn yêu cầu Bộ Tài chính trả lời các vấn đề mà bài báo đã nêu ra. "Bộ Tài chính hãy trả lời rõ ràng các câu hỏi của bài viết, sau đó mới tính đến chuyện tăng thuế bảo vệ môi trường", bạn đọc Tran van hien yêu cầu.

Tuy nhiên, bạn đọc Lam cũng tin tưởng: "Nói thật nha. Chỉ cần làm tốt hai từ "minh bạch",  người dân sẽ cũng ủng hộ" hay bạn đọc You_Phuong cho rằng: Tất cả phải công khai minh bạch cho toàn thể dân mình biết. Mong rằng Bộ Tài chính có câu trả lời và công khai để mọi người cùng biết!".

Đồng quan điểm, nhiều bạn đọc cũng nêu ý kiến: Người dân rất đồng tình đóng phí, thuế bảo vệ môi trường để có được cuộc sống trong sạch,trong lành. Nhưng để cho người dân bị bệnh, nguy cơ ung thư cao, chết do sống trong môi trường ô nhiễm thì Bộ Tài chính hay ai phải bồi thường và chịu hoàn toàn trách nhiệm?. Bạn đọc Nguyen Huu Hanh nêu quan điểm: "Tôi hoàn toàn đồng ý chính sách đưa ra. Tuy nhiên chính sách đó phải minh bạch và có lộ trình rõ ràng. Là người Việt Nam, ai cũng muốn nước mình giàu mạnh, do đó dù có đóng góp bằng xương máu tôi cũng hoàn toàn nhất trí, nhưng nếu không minh bạch và không có lộ trình rõ ràng thì không phải tôi mà nhân dân cả nước cũng không ai nhất trí và đồng lòng đâu".

Nhiều bạn đọc cũng gửi gắm: Nhờ báo tập hợp kiến nghị gửi đến các cơ quan có trách nhiệm. Bộ Tài chính nên đề xuất tăng thuế bảo vệ môi trường đối với các cơ sở gây ô nhiễm, có khả năng gây ra bệnh tật như: nhiệt điện, thép, hóa chất, các khu công nghiệp không chịu xây hệ thống xử lý nước thải... chứ đừng cứ nhè vào người dân mà tăng thuế, phí.

Rất nhiều bạn đọc đồng tình với đoạn kết của bài viết: "Quản lý nhà nước thời hội nhập thì cần tư duy kỹ trị, chứ nếu làm một cách "cơ học" theo kiểu khi ngân sách hụt thu thì tăng thuế, phí để bù vào thì ai nghĩ cũng được, ai làm cũng được, cần chi Bộ Tài chính nữa!".  Như bạn đọc Trần Khanh chỉ rõ: "Những người có trách nhiệm tham mưu cho chính phủ đáng ra phải hiến kế làm sao cho dân giàu nước mạnh chứ cứ nhằm người tiêu dùng mà nâng thuế thì dân không thể giàu được".

Dự thảo "Nghị quyết trình Chính phủ về biểu thuế bảo vệ môi trường" đang được Bộ Tài chính lấy ý kiến dư luận. Theo đó, từ ngày 1-7-2018, mức thuế bảo vệ môi trường đối với các mặt hàng xăng dầu được đề xuất tăng lên kịch khung quy định của luật. Cụ thể, xăng: Đề nghị tăng từ 3.000 đồng/lít lên mức trần 4.000 đồng/lít. Dầu diesel: Đề nghị tăng từ 1.500 đồng/lít lên mức trần 2.000 đồng/lít. Dầu mazut, dầu nhờn từ 900 đồng/lít lên mức trần 2.000 đồng/lít. Mỡ nhờn: từ 900 đồng/kg lên mức trần 2.000 đồng/kg.



Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo