xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Hậu "ATM thực phẩm miễn phí": Thăm nhà những thiên thần đặc biệt

Ý Linh

Các em đón khách đến thăm bằng sự dạn dĩ cùng tiếng cười trong trẻo, hồn nhiên. Thế nhưng, đằng sau những đôi mắt long lanh, trong veo ấy lại chất chứa bao nỗi niềm của những phận đời côi cút

Từ trung tâm TP HCM, vượt hơn 50 km, trưa 13-5, chuyến xe chở gạo và nhiều loại thực phẩm của Báo Người Lao Động đã đến ngôi nhà mang tên "Mái ấm Phúc Lâm" (ấp 2, xã Long An, huyện Long Thành, tỉnh Đồng Nai).

Những đứa trẻ thèm được ẵm bồng

Câu chuyện bắt đầu từ đứa trẻ chỉ nặng 1 kg được ông Nguyễn Văn Lâm (48 tuổi) phát hiện ngoài bãi rác trong tình trạng kiến bu đỏ. Xót xa, ông Lâm đem đứa trẻ về nhà sau khi đưa vào bệnh viện chăm sóc. Chuyện ông Lâm chưa vợ lại ẵm đứa bé về nhà khiến không ít người xì xào sau lưng. Hồi đó, mẹ ông Lâm cũng tin đó là con của con trai mình.

Nhưng chuyện không thể ngờ hơn khi tròn 1 tháng sau, ông Lâm lại có thêm đứa con thứ 2. Đứa trẻ được phát hiện bị bỏ ven đường. Rồi đứa trẻ thứ 3 tiếp tục đến sau khi ông Lâm nhận được cuộc gọi từ một người đàn ông lạ thông báo có một phụ nữ mới sinh sẽ bỏ con vào hôm sau. "Lúc đầu tôi không nhận vì đang nuôi 2 đứa nhỏ mới lọt lòng, rất khó khăn. Nhưng cuối cùng, tôi cũng không đành lòng để đứa nhỏ bị vứt đi" - ông Lâm nhớ lại.

Hậu ATM thực phẩm miễn phí: Thăm nhà những thiên thần đặc biệt - Ảnh 1.

Niềm vui của các em nhỏ tại Trung tâm Nuôi dạy trẻ khuyết tật tỉnh Đồng Nai khi nhận quà Ảnh: HOÀNG TRIỀU

13 năm qua, hơn 100 "đứa con" không huyết thống lần lượt đến với ông Lâm. Bé Nghiêm khi mới cất tiếng khóc chào đời đã bị vứt ở nghĩa trang, dây rốn nhiễm trùng nặng. Bé Hiệp được đưa về khi mới 1 tháng tuổi, bác sĩ phát hiện bé bị mất nửa lá gan, 1 quả thận và 1 túi mật sau vết mổ đang liền miệng trên cơ thể yếu ớt, kiệt quệ. Có bé lành lặn, cũng có bé dị tật chẳng ai dám nhìn. May mắn là ông Lâm được mẹ và những anh em trong nhà thấu hiểu, đồng hành. Mái ấm Phúc Lâm cũng ra đời từ đó.

Hiện tại, mái ấm đang nuôi dưỡng 104 em nhỏ từ sơ sinh đến 15 tuổi. Ngoài "cha" Lâm, các bé còn được chăm sóc bởi các cô, chú phát tâm từ bi tại đây. Những công việc không tên mỗi ngày, từ pha sữa, cho ăn, thay tã đến giặt giũ, thuốc thang, chăm lo bài vở… cuốn mọi người vào guồng quay tất bật từ sáng sớm tới tối mịt. Vậy nên, dù thương lắm nhưng "cha" Lâm hay các cô, chú cũng không thể nào ẵm bồng các bé mỗi ngày. Các bé đòi không được, khóc nhiều rồi cũng tự nín. Những đứa trẻ bị bỏ rơi ấy không chỉ có sức sống phi thường mà còn là những đứa trẻ tự lập từ "trứng nước". Nghe thật xót xa!

Những món quà kịp thời

Giống như những người bạn ở Mái ấm Phú Lâm, 205 thiên thần "không lành lặn" ở Trung tâm Nuôi dạy trẻ khuyết tật tỉnh Đồng Nai (đường Phạm Văn Thuận, khu phố 3, TP Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai) luôn khao khát tình yêu thương và sự chăm bẵm từ bàn tay những bậc sinh thành. Thế nhưng, phần lớn thời gian các em phải xa gia đình, sinh hoạt và học tập tại trung tâm.

Đón đoàn chúng tôi là những em nhỏ không chỉ mang hình hài khác biệt, mà hầu hết còn bị thiểu năng, bại não, khó khăn trong vận động, sinh hoạt. Nhiều bé chỉ biết ú ớ, la hét, không kiểm soát được hành vi.

Cô Lê Thị Nam Nhạn, Giám đốc Trung tâm Nuôi dạy trẻ khuyết tật tỉnh Đồng Nai, cho biết phần lớn các bé tại trung tâm bị đa tật, gây rất nhiều khó khăn trong công tác chăm sóc, giáo dục. Đặc biệt, trung tâm đang thiếu nhiều giáo viên và bảo mẫu. Trong tổng số 44 cán bộ, nhân viên của trung tâm, chỉ có 29 người là giáo viên. Do đặc thù nghề nghiệp, lương giáo viên dạy trẻ khuyết tật ở các trường công lập thấp nên nhiều giáo viên không "mặn mà" với trung tâm.

"Khó khăn lớn nhất của chúng tôi là phần lớn các em đều có hoàn cảnh hết sức đặc biệt. Ngoài tiền trợ cấp xã hội 15.000 đồng/bữa ăn, trung tâm vận động gia đình đóng góp thêm để làm phong phú hơn bữa sáng cho các em. Nhưng thời gian dịch Covid-19 vừa qua, nhiều gia đình thất nghiệp nên nguồn vận động này rất ít. Số lượng gạo và thực phẩm hôm nay do Báo Người Lao Động chở đến đã giúp chúng tôi giải quyết được phần nào khó khăn ở thời điểm hiện tại. Từ tận đáy lòng, chúng tôi rất biết ơn các nhà hảo tâm và Báo Người Lao Động" - cô Nhạn tâm sự.

Ông Nguyễn Văn Lâm (Mái ấm Phúc Lâm) bày tỏ: "Mỗi ngày mái ấm cần tới 40 kg gạo, 7 hộp sữa cho các bé sơ sinh, 7 bịch tã và 4 thùng sữa tươi. Trong gần 2 tháng dịch bệnh diễn ra, không có nhà hảo tâm nào đến khiến mái ấm gặp rất nhiều khó khăn. Hôm nay, Báo Người Lao Động cùng nhà tài trợ là Công ty TNHH TMDV Lotus’s đã tặng mái ấm 1 tấn gạo cùng nhiều thực phẩm khác là rất kịp thời và ý nghĩa, khiến chúng tôi thật sự cảm động".

Hành trình sẻ chia yêu thương

Sáng 13-5, Báo Người Lao Động đã trực tiếp đến thăm và tặng 1,5 tấn gạo cùng nhiều thực phẩm nhằm hỗ trợ, chăm lo cho các em nhỏ mồ côi, khuyết tật tại Trung tâm Nuôi dạy trẻ khuyết tật tỉnh Đồng Nai và Mái ấm Phúc Lâm (tỉnh Đồng Nai). Chuyến đi nằm trong chuỗi chương trình "Cùng cộng đồng chung tay phòng chống dịch Covid-19" (Hậu "ATM thực phẩm miễn phí"- Trao quà trực tiếp đến cơ sở bảo trợ xã hội, nhà mở- hộ gia đình gặp khó khăn do dịch Covid-19) do Báo Người Lao Động phát động, tổ chức.

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo