xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Tiền lương: Phải đi từ gốc

HOÀNG HOA - TRẦN ĐỨC

Việc điều chỉnh lương tối thiểu vùng lần này là “đi trước lộ trình” nhưng trong thực tế là chạy theo sau tốc độ lạm phát, chưa bù đắp được cho sự trượt giá của đồng tiền

Đã đến lúc phải cải cách tiền lương, đừng để quá chậm trễ, ảnh hưởng đến sự phát triển kinh tế - xã hội. Đó là ý kiến chung của nhiều chuyên gia, bạn đọc tham gia với Báo Người Lao Động qua loạt bài viết chuyên đề cải cách tiền lương.

Giảm số người hưởng lương ngân sách

Theo các chuyên gia, lý thuyết về tiền lương của chúng ta đã không phù hợp khi gắn tiền lương với ngân sách, nặng về bao cấp mà không để nó trở về đúng bản chất của tiền lương. Tư duy xem lương tối thiểu (LTT) là tấm chắn an toàn cần phải xem lại, bởi chính điều này làm cho chính sách tiền lương nặng nề và xơ cứng, khó cải cách. Chính sách tiền lương vẫn chưa vận hành theo cơ chế thị trường mà do Nhà nước quy định, bị phụ thuộc vào ngân sách trong lúc tăng trưởng ngân sách mỗi năm chỉ vào khoảng 8%-9%. Theo kết quả nghiên cứu của Viện Những vấn đề phát triển (VIDS), năm 2008, mức LTT chỉ đáp ứng được khoảng 60%-65% nhu cầu cuộc sống của người lao động (NLĐ) và năm 2010,  LTT của nước ta thấp hơn các nước trên thế giới 40%.
img
Bữa cơm đạm bạc của công nhân làm việc tại KCNTân Bình - TPHCM. Ảnh: Phan Anh

Hiện nay, LTT đang gắn với hơn 30 chính sách xã hội khác nhau, như chính sách đối với người có công, bảo hiểm thất nghiệp; trợ cấp cho lao động dôi dư; tinh giản biên chế… nên mỗi lần điều chỉnh LTT đã làm tăng khoản chi rất lớn từ ngân sách. Trong khi đó, số lượng CBCC tăng nhanh (hơn 2 lần) làm quỹ tiền lương phình theo nhưng tiền lương từng người tăng ít. Theo TS Dương Quang Tung,  nguyên phó viện trưởng Viện Khoa học Tổ chức Nhà nước, tiền lương hiện đã chiếm trên 30% trong chi ngân sách và gần 60% chi thường xuyên của ngân sách Nhà nước. Do đó, vấn đề đặt ra là không thể tăng ngân sách vô hạn để chi cho tiền lương mà cần phải giải quyết một loạt biện pháp để giảm số người hưởng lương từ ngân sách.

Nên quy “rổ thực phẩm” cộng trượt giá

Trong cải cách tiền lương, cần xóa bỏ tình trạng phân biệt đối xử giữa các loại hình doanh nghiệp (DN). Đối với DN có vốn đầu tư nước ngoài và DN dân doanh có tới 3 vùng lương, các DN được tự xây dựng lương của mình nhưng các DN Nhà nước  thì bị khống chế chặt chẽ bởi thang, bảng lương, chưa theo cơ chế thị trường. Đối với LTT, điều cần làm là đưa ra mức LTT phù hợp với mức sống tối thiểu thực tế để bảo đảm  nhu cầu tối thiểu của NLĐ. Hiện nay mức độ lạm phát đã quá cao, mà LTT mới điều chỉnh tăng thêm trung bình khoảng 13%, trong thực tế thì LTT các khu vực mới chỉ bằng 36% – 55% mức sống tối thiểu.
 
TS Đặng Quang Điều, Viện trưởng Viện Công nhân - Công đoàn, cho rằng: Mức tăng LTT vùng lên 2 triệu đồng/tháng cũng không đủ cho một mức sống tối thiểu. Việc điều chỉnh LTT vùng lần này là “đi trước lộ trình” nhưng trong thực tế là chạy theo sau lạm phát, chưa bù đắp được cho sự trượt giá của đồng tiền. Theo khảo sát của Viện Công nhân - Công đoàn, để bảo đảm mức sống tối thiểu, ở Hà Nội (vùng 1) phải chi phí tới 35.300 đồng/ngày và để trang trải các nhu cầu thiết yếu, mỗi tháng NLĐ phải chi tối thiểu 1.059.000 đồng. Chỉ để đáp ứng mức sống tối thiểu, số tiền cần cho vùng 1 là 2,42 triệu đồng; lần lượt các vùng 2, 3 và 4 là 2,2 triệu; 1,9 triệu và 1,5 triệu đồng/tháng.
Nhiều ý kiến đề nghị cải cách theo hướng áp dụng thống nhất mức LTT chung. Theo Tổng LĐLĐ Việt Nam, LTT không nên ấn định điều chỉnh theo lộ trình hiện nay, mà được quy thành “rổ thực phẩm” rồi cộng với trượt giá, bảo đảm  cho NLĐ làm công việc giản đơn nhất trong điều kiện lao động bình thường bù đắp sức lao động và một phần tích lũy tái sản xuất sức lao động.

Ý kiến bạn đọc..

Sau 3 năm làm việc tại một cơ quan Nhà nước, hiện lương của tôi là 2,3 triệu đồng tính luôn 10% phụ cấp công vụ, khoán công tác phí. Sau khi trừ bảo hiểm và các khoản đóng góp, lương thực nhận chỉ còn 2 triệu đồng. Nhà tôi cách cơ quan 15 km, mỗi tháng đi làm hết 500.000 đồng tiền xăng, ăn trưa bình dân mỗi tháng cũng ngốn hết 400.000 đồng. Như vậy, chỉ còn 1,1 triệu đồng với rất nhiều khoản chi như tiền ăn sáng, uống cà phê rồi đám cưới, đám ma... Cũng tốt nghiệp ra trường như tôi nhưng những người bạn tôi lại có một cuộc sống khá đầy đủ, không phải lo từng ngày như tôi. Với đồng lương còm cõi, CBCC chỉ đang tồn tại qua ngày. Để sống được, buộc họ phải làm thêm. Mỗi người sẽ tự tìm cho mình cách làm thêm, tích cực có, tiêu cực có để sống được và chăm lo cho gia đình. Tôi tự hỏi với đồng lương của mình không biết bao giờ tôi mới thoát khỏi cảnh nợ nần chứ đừng nói gì đến chuyện sắm vàng, cưới vợ, làm nhà?

(Nguyễn Quốc Sử)

Cải cách tiền lương  một cách căn bản nhất, đó là cải cách hành chính và tinh giảm biên chế quyết liệt. Cái gì tư nhân làm được phù hợp luật pháp thì để tư nhân làm, bộ máy Nhà nước nên tinh gọn thì thu nhập người làm ăn lương mới thay đổi căn bản, chứ có tăng lương cũng chỉ kích thích  lạm phát tăng theo mà thôi, vì năng suất lao động và hiệu quả công việc không cao thì không giải quyết được gì.

(Le Dong)

Tôi làm giáo viên THPT được 11 năm rồi, lương và phụ cấp tất cả được 3,3 triệu đồng, mỗi tháng phải mua sữa cho con 1 triệu đồng, học phí cho con 800.000 đồng, còn 1,5 triệu đồng không đủ để trang trải cho sinh hoạt thường ngày. Nếu không làm thêm thì làm sao sống nổi. Mỗi lần về thăm quê thấy càng tội nghiệp cho cha mẹ...

         (Xuân Canh)

Kỳ tới: Giảm “bầu sữa” ngân sách khu vực sự nghiệp công 

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo