xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Trung thu không lồng đèn như tết Nguyên đán không có hoa

ANH VŨ

(NLĐO) - Những ngày này, tìm đến xóm lồng đèn Phú Bình (đường Lạc Long Quân, quận 11, TP HCM) khó còn cảm nhận nơi đây là làng nghề từng một thời nổi tiếng

Trong ký ức của người dân TP HCM, bắt đầu từ tháng 7 âm lịch, đường vào xóm lồng đèn Phú Bình lại nhộn nhịp khi được trang hoàng đủ loại lồng đèn giấy kiếng chuẩn bị cho dịp tết trung thu đang đến gần.

Tìm đến xóm lồng đèn những ngày này, không còn vẻ gì của một làng nghề đã tồn tại hơn 50 năm với hơn 100 hộ dân tham gia sản xuất lồng đèn. Đi khắp xóm, đếm cũng chỉ còn chưa đến chục nhà.

Trung thu không lồng đèn như tết Nguyên đán không có hoa - Ảnh 1.

Chị Nguyễn Thị Ánh Loan (50 tuổi) kể ngày trước, cứ sau tết Nguyên Đán là cả xóm đã tất bật trong tiếng cưa cắt, tiếng chẻ nhỏ vót nan... "Nghề không mang lại thu nhập cao, mỗi năm có một mùa trung thu nên người trẻ không mấy ai theo. Phải yêu nghề, tâm huyết lắm mới theo được. Chưa kể, một số hộ mang nghề tản mát đến nơi khác, giờ xóm chỉ còn mấy nhà theo nghề" - chị Loan kể.

Trung thu không lồng đèn như tết Nguyên đán không có hoa - Ảnh 2.

Gia đình chị Loan có 5 thành viên làm lồng đèn nhưng đó chỉ là nghề phụ. Ban ngày chỉ có chị Loan tô vẽ, trang trí sản phẩm, tối đến khi đã xong công việc, mọi người trong nhà mới quây quần cùng làm.

Trung thu không lồng đèn như tết Nguyên đán không có hoa - Ảnh 3.

Sản phẩm lồng đèn

Theo chị Loan, xóm lồng đèn Phú Bình đã tồn tại hơn 50 năm, xuất phát từ một làng nghề ở Nam Định. Nghề làm lồng đèn từ đời trước truyền lại cho đời sau và được lưu giữ đến ngày nay. Lồng đèn Phú Bình nổi tiếng khắp các tỉnh, thành miền Tây, miền Đông và cả miền Trung, có lúc trở thành nơi cung cấp lồng đèn lớn nhất miền Nam.

Để có một chiếc lồng đèn hoàn chỉnh, phải qua hơn nhiều công đoạn từ nhập tre, phơi và chẻ tre, kết kẽm, tạo khung đến dán giấy kiếng, vẽ hoa văn trang trí... Công đoạn khó nhất là làm khung, dán giấy kiếng và vẽ họa tiết trang trí trên đèn bởi đó là yếu tố quyết định làm nên nét đặc thù của từng chiếc đèn.

Trung thu không lồng đèn như tết Nguyên đán không có hoa - Ảnh 4.

Khung lồng đèn

"Giờ chỉ làm theo các đơn đặt hàng chứ không còn làm bán như trước, một sản phẩm có giá trừ vài chục nghìn đến vài trăm. Thành thử không còn bắt gặp được khung cảnh nhộn nhịp của một làng nghề nổi tiếng một thời.

Trung thu không lồng đèn như tết Nguyên đán không có hoa - Ảnh 5.

Chưa kể những lồng đèn hiện đại ra đời, dần thay lồng đèn truyền thống. Lại thêm ảnh hưởng bởi dịch Covid-19 nên tình hình buôn bán không mấy thuận lợi. Không biết nghề làm lồng đèn giấy kiếng còn tồn tại đến bao giờ khi người trẻ chẳng mấy ai theo. Dù vậy, chúng tôi cứ cố gắng làm để gìn giữ nghề truyền thống này”." - chị Loan tâm sự.

Còn ông Nguyễn Văn Quyền cho biết thời “hoàng kim”, chỉ riêng con đường nhỏ này đã có hơn 50 hộ tham gia sản xuất lồng đèn. “Giờ chẳng còn mấy người làm, tôi làm là vì muốn tiếp tục giữ nghề truyền thống. Nhưng năm ngoái dịch nên năm nay chỉ làm dè dặt theo các đơn được đặt. Nghề truyền thống mà nhìn tình cảnh như này buồn lắm” - ông Quyền nói.

Theo ông Quyền, dịp tết trung thu mà không làm lồng đèn như tết Nguyên Đán mà chẳng có hoa. “Xóm lồng đèn chắc không thể trở lại như ngày trước, chỉ mong nghề còn được thế hệ sau duy trì là tốt lắm rồi”- ông Quyền ao ước.

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo