Bắt buộc phải học "văn hóa giao thông và phòng chống tác hại của rượu, bia khi tham gia giao thông"
Bộ Giao thông vận tải vừa ban hành Thông tư số 38/2019/TT- BGTVT "Sửa đổi, bổ sung một số điều Thông tư số 12/2017/TT- BGTVT của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải quy định về đào tạo, sát hạch, cấp giấy phép lái xe cơ giới đường bộ".
Theo đó, các cơ sở đào tạo sát hạch lái xe phải đảm bảo cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ giảng dạy, học tập để nâng cao chất lượng đào tạo lái xe, như:
Ứng dụng công nghệ trong công tác quản lý đào tạo, để nhận dạng và đảm bảo theo dõi thời gian học lý thuyết môn pháp luật giao thông đường bộ với học viên học lái xe ô tô. Trang bị và duy trì ca bin học lái xe ô tô, thiết bị giám sát thời gian và quãng đường học lái xe trên đường cho học viên theo quy chuẩn kỹ thuật quốc gia.
Các học viên khi tham gia khóa đào tạo lái xe hạng B1, B2 và C phải học thêm các nội dung: Đạo đức, văn hóa giao thông và phòng chống tác hại của rượu, bia khi tham gia giao thông. Học phần mềm mô phỏng các tình huống giao thông…(từ cuối năm 2019, khi tham gia khóa đào tạo lái xe hạng B1, B2, C học viên đã được học lý thuyết trong khoảng thời gian 2 tiết về phòng chống tác hại của rượu, bia khi tham gia giao thông).
Sử dụng bia rượu khi lái xe bị phạt tới 40 triệu đồng
Theo quy định mới, trường hợp vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ với hình thức tước quyền sử dụng bằng lái, muốn thi nâng cấp hạng giấy phép lái xe thì phải tính từ ngày chấp hành xong các quyết định xử phạt vi phạm hành chính.
Thí sinh thi sát hạch lái xe hạng B1 số tự động, hạng B1, B2, C, D, E và các hạng F trong trường hợp thí sinh sát hạch lý thuyết đạt nhưng thực hành lái xe trong hình không đạt, sẽ được bảo lưu kết quả sát hạch lý thuyết 01 năm kể từ ngày đạt kết quả.
Bắt đầu từ ngày 1-6-2020, Bộ GTVT sẽ phối hợp với các cơ quan chức năng tiến hành cấp giấy phép lái xe có mã hai chiều (QR) để đọc, giải mã nhanh thông tin và liên kết với hệ thống quản lý giấy phép lái xe. Những giấy phép được cấp trước ngày 1-12-2019 vẫn có giá trị sử dụng theo thời hạn ghi trên giấy phép.
Từ ngày 1-1-2020, các loại xe ô tô sản xuất từ sau năm 2008 phải đáp ứng tiêu chuẩn khí thải ở mức 2, cao hơn 1/3 so mức 1. Trong khi đó, các loại xe ô tô sản xuất trước năm 1999 tiếp tục được áp dụng tiêu chuẩn khí thải mức 1.
Cùng với việc triển khai mức tiêu chuẩn khí thải mới đối với ô tô, bắt đầu từ ngày 1-1-2020 xe máy sản xuất, lắp ráp, nhập khẩu được phân phối ra thị trường cũng phải công khai mức tiêu thụ nhiên liệu và dán nhãn năng lượng.
Sử dụng bia rượu khi lái xe bị phạt đến 40 triệu đồng
Theo Luật phòng, chống tác hại của rượu, bia từ ngày 1-1-2020, Việt Nam sẽ cấm triệt để hành vi đi xe ra đường (bao gồm cả ô tô, xe máy, xe đạp điện…) khi trong máu, hơi thở có nồng độ cồn.
Chính phủ vừa ban hành Nghị định số 100/2019/NĐ-CP ngày 30-12-2019 quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ và đường sắt. Nghị định này thay thế Nghị định 46/2016/NĐ-CP và có hiệu lực từ 1-1-2020. Nghị định quy định mức xử phạt cao hơn nhiều đối với nhiều vi phạm giao thông.
Theo đó, đối với người điều khiển xe ô tô vi phạm nồng độ cồn ở mức cao nhất, phạt tiền từ 30 - 40 triệu đồng, tước quyền sử dụng giấy phép lái xe 22 - 24 tháng đối với người điều khiển phương tiện có nồng độ cồn vượt quá 80 miligam/100 mililít máu hoặc vượt quá 0,4 miligam/1 lít khí thở. Nghị định 46/2016/NĐ-CP quy định xử phạt từ 16 - 18 triệu đồng và tước giấy phép lái xe 4 - 6 tháng.
Theo nghị định, điều khiển xe trên đường mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn vượt quá 80 miligam/100 mililít máu hoặc vượt quá 0,4 miligam/1 lít khí thở sẽ bị phạt từ 6-8 triệu đồng, tước quyền sử dụng giấy phép lái xe từ 22-24 tháng đối với người điều khiển xe mô tô.
Người điều khiển xe đạp, xe thô sơ vi phạm như trên sẽ bị phạt từ 400-600 ngàn đồng
Bình luận (0)