Lý do được "hiệp sĩ" Nguyễn Thanh Hải nêu ra là bị phường bắt làm kiểm điểm, do trong quá trình theo dõi để bắt quả tang một đối tượng trộm xe của người dân, anh đã đi "lố" ra khỏi địa bàn phường mà không báo cáo.
Bạn đọc Trịnh Quang Duy đưa ra ý kiến: "Khi đang truy bắt tội phạm mà phải báo cáo lãnh đạo thì lúc đó tội phạm đã "cao chạy xa bay" còn đâu nữa mà bắt"
"Hiệp sĩ" Nguyễn Thanh Hải cho biết sẵn sàng trở lại mô hình cũ nếu cơ chế được sửa đổi
Nhiều bạn đọc viết: "Hình như cán bộ công chức hiện nay đã quen với tư duy địa bàn, cái nếp "địa phận của ai thì người ấy lo" đã ăn sâu rồi thì phải…"; "Khi gặp cướp, đuổi theo còn không kịp, thời gian đâu mà xin ý kiến chỉ đạo, giới hạn phạm vi hoạt động chỉ nên hiểu là tương đối, khi có chuyện điều quan trọng nhất chỉ là hoàn thành nhiệm vụ, không thể gò bó vào quy chế trong những trường hợp này"; "Hiệp sĩ làm việc giúp dân là xuất phát từ cái tâm chứ không hề cầu lợi. Họ sẵn sàng xả thân để giúp người khác khi bị hoạn nạn chứ không phải vì mục đích gì khác. Đang truy đuổi lại phải báo cáo thì cướp chạy mất tiêu còn đâu?"
Bạn đọc "Léao" cho rằng đây là mô hình tốt cần nhân rộng ra. Ngành công an cần sớm tham khảo lấy ý kiến và sửa lại quy chế cho phù hợp thực tế. Bạn đọc "Anhlucky102" bổ sung thêm: "Những hiệp sĩ này như là cánh tay nối dài của ngành công an, thử nghĩ xem nếu không có những người nghĩa hiệp này thì bao nhiêu tài sản giá trị của người dân bị mất đi, thậm chí là cả tính mạng…".
Bạn đọc Lê Việt Sơn thì chia sẻ: "Các hiệp sĩ nói chung, anh Hải nói riêng, dù không được đào tạo bài bản, không có tiền lương nhưng lại làm việc rất tốt, xã hội rất cần những người hiệp sĩ như vậy. Mong các cơ quan chức năng sớm thay đổi quy chế phù hợp để tạo điều kiện cho các hiệp sĩ cống hiến".
Bạn đọc Vĩnh Thanh góp thêm ý kiến: "Những người tâm huyết thì nên tạo điều kiện để họ làm việc nghĩa hiệp chứ".
Bình luận (0)