xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Xả lũ - Báo trước 2 giờ là không kịp

Tô Hà

Việc xả lũ sai quy trình của Nhà máy Thủy điện Sông Ba Hạ vừa qua tiếp tục là một cảnh báo về sự an toàn cho cư dân vùng hạ lưu

img
Người dân chăn vịt trên các côn cỏ ven sông Ba hốt hoảng dỡ trại khi thấy nước sông dâng lên. Ảnh: Hồng Ánh
Tại cuộc họp báo công bố quyết định của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt quy hoạch phát triển điện lực quốc gia giai đoạn 2011-2020 tổ chức chiều 3-8, Thứ trưởng Bộ Công Thương Hoàng Quốc Vượng cho biết hiện tượng nhà máy thủy điện xả lũ sai quy trình, gây thiệt hại cho vùng hạ du không chỉ xảy ra trong cơn bão số 3 vừa qua.

Yêu cầu lắp đặt hệ thống cảnh báo

Ông Hoàng Quốc Vượng nói Bộ Công Thương chỉ mới biết thông tin thủy điện Sông Ba Hạ xả nước nhiều hơn so với mức thông báo qua kênh báo chí. Ngay sau đó, Bộ Công Thương đã yêu cầu Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) báo cáo tình hình. Nếu Nhà máy Thủy điện Sông Ba Hạ xả nước không đúng quy trình, lãnh đạo nhà máy phải hoàn toàn chịu trách nhiệm trước EVN và Bộ Công Thương.

Gần đây, ban quản lý các hồ thủy điện phản ánh với Bộ Công Thương về quy định cảnh báo trước khi xả lũ 2 giờ là quá ngắn, không đủ thời gian để sơ tán dân, đặc biệt là đối với các tỉnh miền núi, Tây Nguyên. Ông Vượng cho biết tại một hội nghị về công tác vận hành hồ thủy điện chống lũ do Bộ Công Thương tổ chức ngay trước khi cơn bão số 3 đổ bộ vào Việt Nam, vấn đề này một lần nữa được các nhà máy thủy điện nêu ra và Bộ Công Thương đã ghi nhận để xem xét điều chỉnh trong thời gian tới.

Việc xả lũ sai quy trình của Nhà máy Thủy điện Sông Ba Hạ vừa qua không thiệt hại nhiều về vật chất nhưng đã ảnh hưởng đến đời sống sinh hoạt người dân. Trước mắt, Bộ Công Thương yêu cầu các nhà máy thủy điện nghiên cứu lắp đặt hệ thống cảnh báo bằng điện thoại cho người dân sinh sống ở hạ du để người dân kịp thời chủ động đối phó. Về lâu dài, Bộ Công Thương sẽ rà soát lại quy trình vận hành mùa lũ của các hồ thủy điện theo từng vùng, từng dòng sông để có điều chỉnh hợp lý.

Theo ông Hoàng Quốc Vượng, hiện tượng triển khai ồ ạt các nhà máy thủy điện nhỏ trong thời gian qua là do chính sách khuyến khích đầu tư của quy hoạch điện VI (từ năm 2000 đến 2010), hậu quả là một số nhà máy gây ngập lụt, ảnh hưởng môi trường. Vấn đề này cũng phải được rà soát để khai thác được tiềm năng nhưng vẫn bảo đảm an toàn cho toàn hệ thống và không gây ảnh hưởng đến đời sống kinh tế - xã hội.

Dở dang kế hoạch phát triển

Theo quy hoạch điện VII (từ năm 2010 đến 2020 và tầm nhìn đến 2030), các nhà máy thủy điện sẽ chỉ chiếm 23,1% cơ cấu nguồn điện, giảm 12% so với mức 35% trong cơ cấu hiện tại. Do đó, Thứ trưởng Hoàng Quốc Vượng khẳng định: Trong tương lai, mùa khô sẽ giảm thiếu điện là đương nhiên.

Nhưng nhìn lại các điều kiện để triển khai quy hoạch điện VII của giai đoạn 10 năm tiếp theo, tình hình có thể chưa cho phép lạc quan như vậy. Vì quy hoạch điện VI mới thực hiện được 70% tiến độ về nguồn điện và 60% tiến độ công việc đầu tư lưới, khối lượng công việc chưa hoàn thành được chuyển tiếp sang cho thời gian thực hiện quy hoạch điện VII. Vai trò chủ đạo để xây dựng các nhà máy điện vẫn là các doanh nghiệp Nhà nước, trong đó EVN gánh gần 50% công việc, còn lại là Tập đoàn Than - Khoáng sản và Tập đoàn Dầu khí Việt Nam. Các nhà đầu tư nước ngoài và tư nhân tham gia rất ít do không đủ vốn. Trong khi đó, EVN trước đây đã từng trả lại 13 dự án lớn do không đủ năng lực thực hiện ngay trong thời điểm chỉ còn hơn một năm nữa là phải hoàn thiện quy hoạch của cả một giai đoạn 10 năm để đáp ứng đủ điện cho nền kinh tế.

Năm 2010, EVN lỗ hơn 8.000 tỉ đồng, 6 tháng đầu năm 2011 lỗ thêm 3.500 tỉ đồng, tính riêng sản xuất và kinh doanh điện. EVN còn nợ gần 10.000 tỉ đồng từ hoạt động kinh doanh điện. Theo Bộ Công Thương, tình hình tài chính của các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực điện lực đều rất khó khăn.

Đến năm 2020, ngành điện cần đầu tư gần 50 tỉ USD

Ông Phạm Mạnh Thắng, Vụ trưởng Vụ Năng lượng - Bộ Công Thương, cho biết đến năm 2020, tổng công suất các nhà máy điện đạt khoảng 75.000 MW, trong đó, thủy điện chiếm 23,1%, thủy điện tích năng 2,4%, nhiệt điện than 48%, nhiệt điện khí 16,5%; còn lại là các nguồn điện từ năng lượng tái tạo (5,6%), điện hạt nhân (1,3%) và điện nhập khẩu (3,1%).

Đây là lần đầu tiên Chính phủ đề cập vấn đề điện hạt nhân với kế hoạch năm 2020 sẽ có tổ máy điện hạt nhân đầu tiên vận hành.

Dự kiến, tổng vốn đầu tư cho toàn ngành điện đến năm 2020 khoảng 929.700 tỉ đồng, tương đương 48,8 tỉ USD. Trung bình mỗi năm cần khoảng 4,88 tỉ USD.
P.Anh
Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo